10 tài liệu ôn tốt nghiệp môn Sử và 2 kinh nghiệm học hiệu quả

Ôn tốt nghiệp môn Sử có lẽ là nỗi lo của nhiều thí sinh bởi môn học này vốn có nhiều dữ kiện lịch sử và kiến thức tương đối khó nhớ. 10 tài liệu và 2 kinh nghiệm học sau sẽ giúp các thí sinh ôn luyện hiệu quả trước khi bước vào kỳ thi chính thức.

10 ĐẦU SÁCH ÔN TỐT NGHIỆP MÔN SỬ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ TỐT NHẤT

10 tài liệu dưới đây là những tài liệu ôn thi môn sử được các nhà xuất bản nổi tiếng như nhà xuất bản Đại học sư phạm, nhà xuất bản Đại học quốc gia phát hành. Chúng hệ thống kiến thức, rèn kỹ năng làm bài và cung cấp những đề thi mẫu để học sinh ôn luyện. Có rất nhiều giáo viên đánh giá cao hiệu quả của 10 cuốn này.

1. Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Môn Lịch Sử 

2. Mega 2020- Siêu Tốc Luyện Đề THPT Quốc Gia – Lịch Sử

3. Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Lịch Sử Theo Chủ Đề 12

4. Sử Dụng Tranh Biếm Họa Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông

5. Những Viên Kim Cương Trong Lịch Sử Việt Nam

6. Bộ Đề Thi THPT Quốc Gia Khoa Học Xã Hội – Tổ Hợp Lịch Sử – Địa Lí – GDCD

7. Luyện Thi THPT Quốc Gia Theo Chuyên Đề Môn Lịch Sử

8. Chinh Phục Câu Hỏi Và Bài Tập Trắc Nghiệm Lịch Sử 12

9. Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lịch Sử 12

10. Bộ Đề Bứt Phá Điểm Thi Môn Lịch Sử

2 KINH NGHIỆM ÔN TẬP KIẾN THỨC LỊCH SỬ HIỆU QUẢ

Kinh nghiệm 1: Xây dựng kiến thức theo sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy tên gọi tiếng anh là Mind Map, là hình thức ghi chép kiến thức bằng cách sử dụng màu sắc, hình ảnh, sơ đồ trình bày ngắn gọn những ý chính của một chủ đề. 

Đây là công cụ hết sức hiệu quả khi áp dụng ôn tốt nghiệp môn Sử. Bởi chúng có những ưu điểm sau đây:

Sáng tạo hơn khi học bài, tránh cách học thuộc máy móc

Tiết kiệm thời gian ghi chép dài dòng

Giúp ghi nhớ tốt hơn nhờ vào hình ảnh tượng trưng

Hệ thống chính xác vấn đề, không sợ học lan man

Nhìn thấy bức tranh tổng thể của kiến thức

Tổ chức và phân loại những đặc điểm nhỏ của nội dung lớn.

Sơ đồ tư duy giúp ghi nhớ kiến thức hiệu quả hơn

Kinh nghiệm 2: Ôn tập theo công thức “5W – 1H”

Công thức “5W – 1H” giúp học sinh ôn luyện chắc và sâu những mốc lịch sử, khi đi thi học sinh hoàn toàn có thể chủ động làm bài nhanh chóng mà không cần tốn nhiều thời gian suy nghĩ. 5W – 1H là viết tắt của:

What – Sự kiện gì đã xảy ra. Ví dụ: Miền Bắc thống nhất, đánh thắng giặc Pháp…

Where – gắn với địa điểm, không gian nào. Ví dụ: Ở tại Quảng trường Ba Đình, ở hang Pác Bó…

When – sự kiện lịch sử đã xảy ra vào thời điểm nào: Năm 1945, ngày 2/9 có sự kiện lịch sử: Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập.

Who – sự kiện gắn liền với ai – nhân vật, giai cấp, tầng lớp, tổ chức nào…. Ví dụ: Sự kiện ngày 30/4 gắn liền với chính quyền Miền Nam và đế quốc Mỹ, là ngày đánh dấu chiến thắng tại Dinh độc lập, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 

Why – Tại sao sự kiện này xảy ra. Ví dụ: Cuộc chiến xảy ra sau khi Bác Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến…

How – Diễn ra như thế nào. Phần này cần miêu tả chi tiết diễn biến khởi trận và kết thúc, có điểm gì đặc biệt.

Việc vận dụng công thức 5W – 1H này sẽ giúp các em bao trọn được những kiến thức cần nhớ về một nội dung, đó là những vấn đề xoay quanh một sự kiện lịch sử, một bài học hoặc một nhân vật nào đó. 

Vận dụng kiến thức 5W1H vào bài học

Liệt kê nội dung 5W-1H bằng sơ đồ tư duy là cách học Lịch sử nhanh nhất và hiệu quả nhất, đảm bảo các bạn có thể nhớ kỹ, nhớ sâu để vận dụng vào làm bài thi. 

Hy vọng bài viết 10 tài liệu ôn tốt nghiệp môn Sử và 2 kinh nghiệm học hiệu quả sẽ là một cẩm nang hữu ích cho các bạn học sinh khi chuẩn bị ôn thi THPT môn Sử. Các bạn có thể áp dụng 2 kinh nghiệm trên vào các môn thi khác như Văn, Địa cũng rất hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công.