3 đoạn mở bài và kết bài hay nhất của tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là tác phẩm đặc sắc được rất nhiều bạn yêu thích trong môn Ngữ Văn lớp 12. Để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT môn Ngữ Văn, chúng tôi giới thiệu đến các bạn 3 mẫu mở bài – kết bài hay nhất của tác phẩm này qua tham khảo và chọn lọc.

3 ĐOẠN MỞ BÀI HAY CỦA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

Mở bài đặc sắc 1

Với trên 200 đầu sách nổi tiếng, Tô Hoài hiện là một trong những nhà văn có sức sáng tạo dồi dào nhất trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông nổi tiếng là người có vốn hiểu biết sâu sắc về những phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau. Những hiểu biết được ông đưa vào từng câu chuyện của mình. Và tác phẩm thành công nhất là “Vợ chồng A Phủ” – nơi diễn ra cuộc sống của con người vùng Tây Bắc. Tác phẩm như là một bức tranh phản ánh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức, thống trị của tầng lớp phong kiến và thực dân. Không chỉ có thế, đọc đến cuối câu chuyện, chúng ta mới hiểu thêm đây còn là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người. Nhân vật Mị và A Phủ là 2 nhân vật được Tô Hoài gửi gắm trong bài ca đó.

Mở bài đặc sắc 2

Tây Bắc từ lâu được coi là mảnh hồn thiêng của núi sông, là nơi có những rừng cây oai phong hùng vĩ, có những con người chân chất, chân thành. Đây là “miền đất hứa” truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ. Những tác phẩm nổi tiếng phải kể đến tác giả Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, đặc biệt là tác phẩm Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Khác với nhiều áng văn, đây là bức tranh lột tả cuộc sống khổ cực, tủi nhục của một bộ phận tầng lớp người dân bị đàn áp bởi những lý trưởng, quan tham. Nổi bật nhất là khắc họa khát khao sống mãnh liệt của nhân vật Mị – một cô gái trẻ trung, xinh đẹp đầy hoài bão. 

Mở bài cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Mở bài đặc sắc 3

Tô Hoài được gọi là nhà văn của Tây Bắc. Trong những năm tháng lặn lội và hòa nhập với cuộc sống của con người vùng cao, tâm hồn ông đã có những ấn tượng sâu sắc. Ông nhớ cả những bản làng chìm trong sương quanh năm suốt tháng với những người dân chân chất, thật thà. Những con người có một mảnh đời cơ cực đầy rẫy bất công nhưng vẫn khao khát được sống, được vùng vẫy để có một cuộc đời tốt đẹp hơn. Sức sống con người Tây Nguyên mãnh liệt như núi rừng được Tô Hoài vẽ lên qua nhân vật Mị ở tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

3 ĐOẠN KẾT BÀI HAY CỦA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ

Kết bài súc tích 1

Gấp lại những dòng cuối tập truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, bạn đọc không khỏi ám ảnh về sự cô đơn, túng quẫn của những con người bị đàn áp. Qua đó càng thêm đồng cảm với số phận đáng thương của những người nông dân nghèo miền núi – nơi chế độ chủ nô phong kiến đầy rẫy bất công. Qua nhận vật Mị, chúng ta càng thêm ngưỡng mộ, ấn tượng với sức sống đầy mãnh liệt, gan dạ của người dân Tây Nguyên. 

Kết bài súc tích 2

Chúng ta có thể kết luận lại nhân vật Mị là linh hồn là hơi thở của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Qua việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị khi cởi trói cho A Phủ trong đêm, nhà văn Tô Hoài đã khắc họa lên những con người có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt cùng khát vọng sống tự do. Có nhà phê bình cho rằng: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại. Chỉ riêng mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”. Đúng vậy, ý nghĩa của câu văn này giường như được nhân vật Mị của Tô Hoài lột tả hoàn hảo. Tác phẩm này xứng đáng là một trong những tác phẩm đặc sắc nhất của chương trình Ngữ Văn lớp 12. 

Kết bài hay cho tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Kết bài súc tích 3

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài giống như một trang văn ca ngợi vẻ đẹp về tình yêu cuộc đời của con người Tây Bắc. Tác phẩm còn nhen nhóm ở mỗi chúng ta một niềm tin vào sức sống bất diệt, tin vào tự do, hạnh phúc. Và để có được điều đó, bản thân chúng ta phải tự mình đấu tranh để làm chủ cuộc đời như nhân vật Mị.

Hy vọng bài viết “3 đoạn mở bài và kết bài hay nhất của tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Chính xác là một cuốn cẩm nang hữu ích cho các thí sinh khi ôn thi THPT môn Ngữ Văn. Chúc các bạn có một kỳ thi thành công.