Đề ôn thi chuyên Lý vào lớp 10 năm 2022 có đáp án (đề thi trắc nghiệm)

Đề ôn thi chuyên Lý vào lớp 10 có đáp án được các giáo viên hàng đầu cả nước biên soạn theo cấu trúc ra đề thi mới nhất của Bộ giáo dục và Đào tạo giúp bạn giành được điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 môn Vật lý.

ĐỀ ÔN THI TRẮC NGHIỆM LÝ VÀO LỚP 10

Câu 1: Trường hợp nào sau đây, ánh sáng truyền đến mắt người quan sát là tia khúc xạ?

A. Quan sát một bông hoa.

B. Quan sát ảnh của ta trong gương.

C. Quan sát con cá bơi dưới nước.

D. Xem phim trên màn ảnh.

Câu 2: Đặt vật sáng trước thấu kính phân kì, ta thu được

A. Ảnh thật, lớn hơn vật.

B. Ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C. Ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

D. Ảnh ảo, lớn hơn vật

Câu 3: Số vòng dây cuộn sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế lần lượt là n1 = 500 vòng và n2 = 1000 vòng. Đặt vào hai đầu dây cuộn sơ cấp hiệu điện thế xoay chiều U1 = 220V. Hiệu điện thế ở hai đầu dây cuộn thứ cấp để hở là:

A. U2 = 11 V.     B. U2 = 440V.

C. U2 = 44 V.     D. U2 = 110V.

Công thức tính hiệu điện thế

Câu 4: Bộ phận của mắt có vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học là

A. con ngươi.    B. thấu kính mắt.

C. giác mạc.    D. màng lưới

Câu 5: Để đun sôi một ấm nước cần nhiệt lượng 66 kJ. Một bếp điện có điện trở 440 Ω được mắc vào hiệu điện thế 220V có hiệu suất đun là 60% thì thời gian đun sôi ấm nước trên là

A. 660 s.    B. 10 phút.

C. 1320 s.    D. 16,67 phút.

Câu 6: Theo cấu tạo chất, khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử tạo thành vật đó

A. có động năng tăng.

B. có khoảng cách không đổi.

C. có động năng giảm.

D. có khoảng cách giảm.

Câu 7: Thiết bị điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là

A. quạt điện.    B. nồi cơm điện.

C. mỏ hàn điện.    D. bàn là điện.

Câu 8: Một đoạn dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết diện đều có điện trở là R Nếu cắt đoạn dây đó thành bốn đoạn có chiều dài bằng nhau thì mỗi đoạn có điện trở là

A. 0,25R.    B. 2R.

C. 0,5R.    D. 4R.

Câu 9: Đặt vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 20 cm. Biết tiêu cự thấu kính bằng 15 cm. Ảnh của vật sáng cho bởi thấu kính là

A. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

C. ảnh ảo, lớn hơn vật.

D. ảnh thật, lớn hơn vật.

Câu 10: Tương tác từ không xảy ra khi đưa một thanh nam châm thẳng lại gần

A. một nam châm chữ U.

B. một kim la bàn.

C. một cuộn dây dẫn bằng đồng, hai đầu để hở.

D. một dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Câu 11: Môi trường nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A. nước.    B. kim loại.

C. không khí.    D. chân không.

Câu 12: Để tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫy, người ta

A. cho một cực của thanh nam châm tiếp xúc vào một đầu cuộn dây.

B. đưa một thanh nam châm thẳng từ ngoài vào trong lòng cuộn dây đã được nối kín.

C. dùng một thanh nam châm đặt ở gần cuộn dây.

D. mắc hai đầu cuộn dây vào hai cực của nguồn điện thành một mạch kín.

Câu 13: Để nhận biết một thanh nam châm vĩnh cửu, người ta cần một

A. thanh đồng.    B. thanh sắt.

C. thanh nhôm.    D. thanh gỗ.

Câu 14: Tác dụng từ của dòng điện không được ứng dụng trong

A. chuông điện.

B. máy hút các vật nặng bằng sắt.

C. bàn là điện.

D. quạt điện.

Câu 15: Điện năng tiêu thụ của một bóng đèn loại 220V – 100W hoạt động đúng định mức trong thời gian 1 giờ là

A. 220 kWh.    B. 0,22 kWh.

D. 0,1 kWh.    D. 100 kWh.

Câu 16: Hà đi từ nhà đến trường với quãng đường dài 1,2 km mất 15 phút. Vận tốc trung bình của Hà là

A. 2,5 km/h.    B. 4,8 km/h.

C. 1,25 km/h.    D. 2,4 km/h.

Câu 17: Nhiệt lượng do một vật tỏa ra

A. tỉ lệ nghịch với nhiệt độ của vật đó.

B. tỉ lệ thuận với nhiệt độ của vật đó.

C. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật đó.

D. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

Câu 18: Trên vỏ của một bóng đèn có ghi 220V – 100W. Bóng đèn này sẽ hoạt động bình thường khi mắc vào hiệu điện thế

A. 100 V.    B. 283 V.

C. 100 V.    D. 220 V.

Câu 19: Khi chụp ảnh, vật kính của máy ảnh tạo ra một ảnh nằm trên phim. Ảnh đó là

A. ảnh ảo, nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật, nhỏ hơn vật.

C. ảnh thật, lớn hơn vật.

D. ảnh ảo, lớn hơn vật.

Thấu kính

Câu 20: Gọi n là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của một ống dây dẫn kín. Trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. n giảm.

B. n tăng.

C. n không đổi.

D. n tăng rồi giảm.Câu 21: Khi nói về cấu tạo của Đinamô xe đạp và máy phát điện trong công nghiệp, kết luận đúng là:

A. Nam châm của Đinamô xe đạp là nam châm vĩnh cửu.

B. Rôto đều là cuộn dây dẫn.

C. Stato đều là nam châm.

D. Nam châm của máy phát điện trong công nghiệp là nam châm vĩnh cửu.

Câu 22: Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi

A. Cuộn dây đang quay trong từ trường thì dừng lại.

B. Số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây liên tục tăng hoặc liên tục giảm.

C. Số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

D. Nam châm đang tiến gần cuộn dây thì dừng lại.

Câu 23: Vào giờ cao điểm, các hộ gia đình nên tắt các thiết bị sử dụng điện không cần thiết để

A. tăng độ bền của các thiết bị điện trong gia đình.

B. dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.

C. giảm chi phí sử dụng điện cho gia đình.

D. đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp điện.

Câu 24: Mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 (R1 > R2) với nhau thành một đoạn mạch. Điện trở của đoạn mạch thỏa mãn

A. R < R2.    B. R ≥ R1.

C. R > R1.    D. R ≤ R2.

Câu 25: Phát biểu nào dưới đây đúng với nội dung định luật Ôm.

A. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây dẫn.

B. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

C. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu day dẫn và không phụ thuộc vào điện trở của dây dẫn.

D. Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

Câu 26: Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức định luật Ôm là

Câu 27: Máy cơ đơn giản không làm lợi về độ lớn của lực là

A. ròng rọc động.

B. đòn bẩy.

C. mặt phẳng nghiêng.

D. ròng rọc cố định.

Câu 28: Đặt vào hai đầu của một biến trở hiệu điện thế không đổi U. Nếu biến trở có giá trị bằng 10 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 3 A. Nếu biến trở có giá trị bằng 15 Ω thì cường độ dòng điện trong mạch là

A. 3 A.     B. 1 A.

C. 4 A.     D. 2 A.

Câu 29: Kính lúp sử dụng trong thực tế là

A. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.

B. thấu kính hội tụ có tiêu cự dài.

C. thấu kính phân kỳ có tiêu cự ngắn.

D. thấu kính phân kì có tiêu cự dài.

Câu 30: Trong một chuyến đi dã ngoại, để nhóm lửa bằng ánh sáng của Mặt Trời một bạn học sinh đã dùng

A. một thấu kính phân kỳ có tiêu cự nhỏ.

B. một thấu kính hội tụ có tiêu cự nhỏ.

C. một gương phẳng.

D. một gương cầu lồi.

Câu 31: Đặt một hiệu điện thế U = 12V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R1 = 40 Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 80 Ω. Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 bằng

A. 6 V.    B. 4 V.

C. 8 V.    D. 12V.

Câu 32: Quả táo chín bị rơi xuống đất là do tác dụng của

A. trọng lực.    B. lực Ác – si – mét.

C. lực đàn hồi.    D. lực ma sát.

Câu 33: Một bóng đèn sợi đốt loại 6V – 3W có điện trở bằng

A. 2 Ω.    B. 0,5 Ω.

C. 18 Ω.    D. 12 Ω.

Câu 34: Hai lực cân bằng không thể

A. cùng hướng.    B. cùng phương.

C. ngược chiều.    D. cùng độ lớn.

Câu 35: Trong hình vẽ bên, AB là một đoạn dây dẫn thẳng, dòng điện chạy theo chiều từ A đến B. Các đường sức từ nằm vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ và có chiều từ ngoài vào trong. Chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo

A. mũi tên 2.    B. mũi tên 1.

C. mũi tên 4.    D. Mũi tên 3.

Câu 36: Một đoạn dây dẫn đồng chất, hình trụ có khối lượng m, tiết diện ngang S, chiều dài l và điện trở suất ρ. Điện trở của đoạn dây không phụ thuộc vào

A. S.    B. l.

C. m.    D. ρ.

Câu 37: Một vật khi nhiệt độ giảm đi 30oC thì tỏa ra nhiệt lượng Q. Nếu nhiệt độ vật đó giảm đi 60oC thì tỏa ra nhiệt lượng là

A. 2Q.    B. 3Q.

C. 4Q.    D. 6Q.

Câu 38: Khi hoạt động, động cơ điện chuyển hóa

A. điện năng thành cơ năng.

B. cơ năng thành nhiệt năng.

C. nhiệt năng thành cơ năng.

C. cơ năng thành điện năng.

Câu 39: Một đoạn mạch có điện trở R, dòng điện trong mạch có cường độ I. Trong thời gian t, nhiệt lượng tỏa ra trên đoạn mạch là Q. Biểu thức liên hệ các đại lượng là

A. Q = IRt2.    B. Q = IR2t.

C. Q = IRt.     D. Q = I2Rt.

Câu 40: Nhận định đúng về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua là:

A. Đường sức từ trong lòng ống dây gần như song song với nhau.

B. Đường sức từ của ống dây là những đường không khép kín. 

C. Đầu ống dây có các đường sức từ đi vào gọi là cực Bắc.

D. Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra gọi là cực Nam.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Đáp án C

Khi quan sát con cá bơi dưới nước ánh sáng truyền đến mắt ta là tia khúc xạ.

Câu 2: Đáp án C

Đặt vật sáng trước thấu kính phân kì ta thu được ảnh ảo nhỏ hơn vật.

Câu 3: Đáp án B

Áp dụng công thức máy biến thế ta có:

Câu 4: Đáp án D

Bộ phận của mắt có vai trò tương đương với tấm phim trong máy ảnh về phương diện quang học là màng lưới.

Câu 5: Đáp án D

Nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi nước là:

Câu 6: Đáp án A

Theo cấu tạo chất khí, khi tăng nhiệt độ của vật thì các phân tử tạo thành vật đó có động năng tăng.

Câu 7: Đáp án A

Thiết bị chuyển hóa điện năng thành cơ năng khi hoạt động là quạt điện

Câu 8: Đáp án A

Áp dụng công thức tính điện trở của dây dẫn R=pxl/S khi cắt đoạn dây thành 4 đoạn có chiều dài bằng nhau thì điện trở mỗi đoạn là 0,25R.

Câu 9: Đáp án D

Câu 10: Đáp án C

Khi đưa một thanh nam châm lại gần một cuộn dây dẫn bằng đồng để hở thì không xảy ra tương tác từ.

Câu 11: Đáp án B

Kim loại dẫn điện tốt nhất.

Câu 12: Đáp án B

Để tạo ra dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn người ta đưa thanh nam châm thẳng từ ngoài vào trong lòng cuộn dây đã được nối kín.

Câu 13: Đáp án B

Để nhận biết một thanh nam châm vĩnh cửu người ta cần một thanh sắt.

Câu 14: Đáp án C

Tác dụng từ của dòng điện không ứng dụng trong bàn là điện.

Câu 15: Đáp án C

Điện năng tiêu thụ của bóng đèn hoạt động đúng định mức trong thời gian 1h là

A = Pt = 100.1 = 100Wh = 0,1kWh

Câu 16: Đáp án B

Vận tốc trung bình của Hà là

Câu 17: Đáp án D

Nhiệt lượng do một vật tỏa ra tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.

Câu 18: Đáp án D

Bóng đèn sẽ hoạt động bình thường khi mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V.

Câu 19: Đáp án B

Ảnh tạo trên phim của máy ảnh là ảnh thật nhỏ hơn vật.

Câu 20: Đáp án C

Số đường sức từ qua khung dây không thay đổi thì trong khung dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 21: Đáp án A

Nam châm của Đinamô là nam châm vĩnh cửu

Câu 22: Đáp án C

Dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ đi qua tiết diện của cuộn dây đang tăng thì giảm hoặc ngược lại.

Câu 23: Đáp án D

Vào giờ cao điểm, các hộ gia đình nên tắt các thiết bị điện sử dụng không cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống cung cấp điện.

Câu 24: Đáp án C

Mạch mắc nối tiếp ta luôn có R = R1 + R2, vì R1 > R2 nên R > R1

Câu 25: Đáp án B

Nội dung định luật Ohm được phát biểu như sau: Cường độ dòng điện trong dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn.

Câu 26: Đáp án C

Hệ thức biệu thị định luật Ohm là I=U/R

Câu 27: Đáp án D

Ròng rọc cố định chỉ đổi hướng của lực không làm lợi về độ lớn của lực.

Câu 28: Đáp án D

Hiệu điện thế đặt vào hai đầu biến trở là: U = I.R = 3.10 = 30V

Khi biến trở có độ lớn 15 Ω cường độ dòng điện trong mạch là:

I=U/R=30/15=2A

Câu 29: Đáp án A

Kính lúp sử dụng trong thực tế là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn

Câu 30: Đáp án B

Câu 31: Đáp án B

Vì mạch mắc nối tiếp ta có R = R1 + R2 = 40 + 80 = 120 Ω

Cường độ dòng điện chạy trong mạch là

I=U/R=12/120=0.1A

Hiệu điện thế chạy qua điện trở R1 là U = I.R1 = 0,1.40 = 4 V

Câu 32: Đáp án A

Quả táo chín bị rơi xuống đất là do tác dụng của trọng lực.

Câu 3: Đáp án D

Điện trở của bóng đèn có giá trị là:

Câu 34: Đáp án A

Hai lực cân bằng không thể cùng hướng.

Câu 35: Đáp án B

Chiều của lực tác dụng lên đoạn dây AB được biểu diễn theo mũi tên 1.

Câu 36: Đáp án C

Điện trở của đoạn dây không phụ thuộc vào khối lượng của nó.

Câu 37: Đáp án A

Câu 38:

Động cơ điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng.

Câu 39: Đáp án D

Biểu thức của nhiệt lượng là: Q = I2Rt

Câu 40: Đáp án A

Đường sức từ trong lòng ống dây gần nhau song song với nhau.

Qua đề ôn thi chuyên Lý vào lớp 10 được giới thiệu trong bài viết này chắc các bạn đã hiểu qua về cách thức ra đề cũng như cấu trúc đề thi của bộ Giáo dục và Đào tạo rồi phải không nào? Hãy ôn luyện thật chắc kiến thức để đạt được kết quả như mong muốn nhé!