Giải đáp 7 thắc mắc xét tuyển nguyện vọng trong kỳ thi THPT năm 2022

Thời gian xét tuyển nguyện vọng vào các trường, các ngành đang đến gần, các thí sinh cần nắm rõ những thông tin về việc đăng ký nguyện vọng để có cơ hội trúng tuyển vào ngành học mình yêu thích. Sau đây chúng tôi sẽ giải đáp 7 thắc mắc cơ bản của các thí sinh.

NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN SAU KHI THI THPT LÀ GÌ?

Mỗi thí sinh được quyền xét tuyển nhiều nguyện vọng, thứ tự nguyện vọng thể hiện thứ tự ưu tiên khi xét tuyển. Nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất, sau đó đến nguyện vọng 2, 3, 4…

Tuy nhiên thí sinh nên lưu ý: Có thể đăng ký không giới hạn số nguyện vọng nhưng khi thí sinh trúng tuyển ở một NV nào đó, hệ thống xét tuyển sẽ tự động ngừng xét tuyển các NV còn lại dưới NV trúng tuyển). 

Ví dụ 1: Thí sinh A đăng ký 4 nguyện vọng, đã đậu NV1 thì các NV dưới như NV2, 3, 4 sẽ không xét tuyển nữa dù có mức điểm cao hơn điểm chuẩn của trường. Thứ tự nguyện vọng là rất quan trọng, vì vậy thí sinh nên đặt các ngành, trường mình đam mê và yêu thích nhất lên NV1, sau đó là các ngành/trường yêu thích giảm dần.

Ví dụ 2: Thí sinh D đạt 27.5 điểm tổ hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đăng ký 4 nguyện vọng như sau:

  • – NV1: Ngành Logistics trường A (điểm chuẩn 27)
  • – NV2: Ngành Sư phạm Văn trường B (điểm chuẩn 26,5)
  • – NV3: Ngành Ngôn ngữ Pháp trường D (điểm chuẩn 24)
  • – NV4: Ngành Quản trị lữ hành trường E (điểm chuẩn 22)

Mức điểm thí sinh D cao hơn điểm chuẩn của 4 trường nhưng thí sinh chỉ trúng tuyển nguyện vọng duy nhất là NV 1.

PGS.TS Bùi Hoài Thắng – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) chia sẻ đến các bạn thí sinh năm 2022:

“Thí sinh vẫn đăng ký theo thứ tự ưu tiên từ trên cao xuống thấp đối với các ngành mà mình yêu thích. Nếu quyết định chỉ chọn một ngành trong số các ngành của các trường đã được đủ điều kiện trúng tuyển để học thì cần vào hệ thống đăng ký duy nhất một nguyện vọng là trường ở ngành đó là nguyện vọng 1. Cần hết sức lưu ý, nếu chọn lộn phương thức khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống thì vẫn có nguy cơ không trúng tuyển

CÓ THỂ ĐĂNG KÝ NHIỀU NGUYỆN VỌNG KHÔNG?

Theo Bộ GD&ĐT mỗi phương thức tuyển sinh đều được quyền đăng ký không giới hạn các nguyện vọng. Mỗi trường, mỗi ngành đào tạo đều có những đặc điểm, chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng tuyển sinh khác nhau vì vậy các bạn thí sinh hãy lựa chọn thật cẩn trọng để gia tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành mình mong muốn. Có rất nhiều thí sinh đăng ký 5 thậm chí 10 nguyện vọng với hy vọng sẽ trúng tuyển vào 1 trong các nguyện vọng đó.

Khi đăng ký nguyện vọng trên hệ thống, thí sinh phải chú ý điền đầy đủ, chính xác 100% thông tin như: thứ tự nguyện vọng, mã trường, tên trường, mã tuyển sinh (mã ngành), mã phương thức, tên phương thức, mã tổ hợp, tên tổ hợp. 

NGUYÊN TẮC XÉT TUYỂN THPT?

Nguyên tắc xét tuyển điểm THPT của 1 thí sinh có đủ đỗ hay không dựa vào chỉ tiêu và điểm sàn của Bộ GD&ĐT quy định. Dựa trên số điểm thí sinh, hệ thống sẽ chạy từ điểm cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu ở mỗi ngành – thường gọi là điểm sàn.. Thí sinh đạt từ điểm sàn trở lên thì đủ điều kiện trúng tuyển. Nếu điểm cao hơn có thể trúng tuyển vào những lớp chất lượng cao.

Ví dụ: Một thí sinh xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT tổ hợp 3 môn khối D (Toán – Văn – Anh) vào ngành Công nghệ máy tính ở trường đại học A. Năm 2022, ngành này có chỉ tiêu là 200 sinh viên. Phần mềm xét tuyển của trường sẽ chạy dữ liệu điểm từ kết quả cao nhất đến thấp dần. Kết quả cao nhất là 25 điểm và đủ chỉ tiêu thứ 200 là 23,5 điểm. Như vậy các hồ sơ trúng tuyển vào ngành Công nghệ máy tính tại trường A năm 2022 tối thiểu phải đạt từ 23,5 điểm trở lên.

Nguyên tắc xét tuyển THPT như thế nào?

CÓ CÁC NGUYỆN VỌNG XÉT TUYỂN ĐƯỢC ƯU TIÊN KHÔNG?

Theo quy định, các nguyện vọng được xét tuyển một cách bình đẳng với bất cứ một ngành/trường/khoa nào và mỗi ngành chỉ có 1 điểm chuẩn duy nhất. Tức là các nguyện vọng 1, 2… đều được xét tuyển như nhau, không phân biệt giới tính, nam nữ, vùng miền (trừ các ngành đặc thù có tiêu chí tuyển sinh riêng).

Ví dụ: Điểm chuẩn ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại trường A là 24 điểm. Một thí sinh B đạt 24.5 điểm, đăng ký NV1 ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc tại trường này chắc chắn trúng tuyển. Trong khi đó, thí sinh C có điểm là 24, đăng ký NV1 ngành Marketing (điểm chuẩn là 26), NV2 ngành ngôn ngữ Hàn Quốc => thí sinh sẽ trượt NV1 tuy nhiên vẫn trúng tuyển ngành ở NV2.

ĐỖ NGUYỆN VỌNG 1 NHƯNG MUỐN HỌC NGUYỆN VỌNG 2 CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Trường hợp này thường xảy ra khi thí sinh chưa chắc chắn và đang phân vân về lựa chọn của mình hoặc không biết bản thân thích ngành gì nhất. Nếu trong trường hợp này, chúng ta có thể tham khảo 2 cách giải quyết như sau:

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 đều là cùng đăng ký một trường, thí sinh có thể nhập học nguyện vọng 1 và đăng ký học song song bằng với nguyện vọng 2. Tức là học song song cùng lúc 2 văn bằng.

+ Nếu nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2 ở 2 trường khác nhau, thí sinh không xét tuyển nguyện vọng 1 và đợi nguyện vọng 2 xét tuyển đợt bổ sung sau (không được xét tuyển đợt đầu bởi đã đỗ nguyện vọng 1). Cách giải quyết này rất nhiều rủi ro bởi có thể ngành của nguyện vọng 2 ngay trong đợt đầu đã tuyển sinh đủ, không có kế hoạch xét tuyển lần 2. Lúc đó thí sinh coi như trượt cả 2 nguyện vọng cùng lúc. 

NHỮNG LƯU Ý KÝ ĐĂNG KÝ NGUYỆN VỌNG TRÊN WEBSITE

– Việc đăng ký NVXT sẽ được thực hiện bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn/.

– Thời gian đăng ký xét tuyển: từ 22/7 đến 17h ngày 20/8.

– Nếu trúng tuyển NV1 thì các nguyện vọng còn lại không được xét tuyển dù đủ điểm trúng tuyển. 

– Nếu thí sinh không trúng tuyển tất cả NVXT hoặc không xác nhận nhập học ở đợt 1 sẽ được tham gia ĐKXT đợt 2 với điều kiện các trường/các ngành còn chỉ tiêu và muốn nhận thêm hồ sơ. 

– Thí sinh không được đăng ký vào ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện. Ví dụ: Các ngành học liên quan đến các môn Thể thao có yêu cầu tuyển sinh chiều cao chuẩn; các ngành Công an chỉ tuyển 1 giới tính… nếu không thỏa mãn các điều kiện này thì không được đăng ký.

– Đối với các thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, cần lưu ý từ ngày 22/7/2022 đến 17 giờ 00 ngày 20/8/2022, thí sinh có thể xác nhận nhập học ngay trên Hệ thống. Thời gian: Trước 17 giờ 00 ngày 30/9/2022. Nếu không kịp xác nhận nhập học đợt 1 sẽ phải đợi đợt 2 nếu ngành đó thiếu chỉ tiêu. 

Những lưu ý khi đăng ký nguyện vọng trên website

CÁCH ĐÓNG PHÍ XÉT TUYỂN NGUYỆN VỌNG

Trên hệ thống của Bộ GD-ĐT có quy định thí sinh đóng lệ phí đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT với lệ phí là 20.000 đồng/nguyện vọng. Đối với trường hợp thí sinh xét tuyển sớm hoặc xét tuyển riêng, thí sinh đóng lệ phí cho các trường. Trên hệ thống của Bộ không thu phí với đăng ký xét tuyển các phương thức này.

Các bạn nộp lệ phí bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản đã ghi trên hệ thống tương tự như giao dịch online và check lại thêm 1 lần nữa để chắc chắn là đã đóng phí xét tuyển.

Hy vọng những giải đáp bên trên của chúng tôi sẽ giúp các bạn thí sinh hiểu đúng về cách xét tuyển nguyện vọng trong kỳ thi THPT năm 2022. Hãy lưu lại và chia sẻ bài viết để làm cuốn cẩm nang khi nộp hồ sơ xét tuyển các nguyện vọng sau khi biết điểm thi THPT.