Kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Văn trong vòng 1 tháng

Ngữ Văn là môn học nằm trong các môn bắt buộc phải thi THPT. Đây là môn học cực kỳ quan trọng. Những kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Văn trong vòng 1 tháng sau đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn đang ôn thi.

ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN VĂN TRONG 1 THÁNG CẦN GÌ?

Đầu tiên các bạn cần phân bổ thời gian trong ngày để học đều các môn. Chúng ta không thể học riêng 1 môn duy nhất và học những môn còn lại hời hợt được. 

Với 1 học sinh trung bình trở lên, mỗi ngày chỉ cần các bạn học trong vòng 2h đồng hồ là sau 1 tháng có thể tự tin tham gia kỳ thi Ngữ văn THPT. 

Căn cứ vào thời gian học, các bạn hãy lập ra kế hoạch học tập mới nhất cho mình. Các giai đoạn học tập như sau:

– Giai đoạn 1

Bổ sung kiến thức cơ bản còn thiếu về tác giả tác phẩm nổi tiếng; các biện pháp tu từ, hình thái câu, hoàn cảnh ra đời tác phẩm, thuộc thơ… Nói chung là những kiến thức cơ bản để “ăn” điểm trung bình.

– Giai đoạn 2

Tập làm câu hỏi dạng từ vựng. Đây là những câu chiếm số điểm không nhiều nhưng rất dễ ăn điểm. Chỉ cần nắm chắc lý thuyết cộng với sự cẩn thận, tinh tế chúng ta sẽ dễ dàng đạt điểm tối đa với câu hỏi này.

– Giai đoạn 3

Đọc báo chí, sách vở tập thực hành viết về các câu nghị luận xã hội. Cố gắng bàn luận, trao đổi về những sự kiện, hiện tượng nóng gần đây hoặc nổi bật như ô nhiễm môi trường, áp lực học tập, yêu đương, bạo lực học đường… Việc tập viết nghị luận sẽ giúp bạn có tư duy nhanh nhạy hơn, có cái nhìn đa chiều, sâu sắc về mọi vấn đề. 

Tập tư duy và có cái nhìn đa chiều

– Giai đoạn 4

Tập viết văn, hành văn, làm các bài văn ngắn phân tích về hình tượng nhân vật, nghệ thuật đặc sắc, nội dung, ý nghĩa. Đây là câu chiếm số điểm cao nên chúng ta cần học dàn đều các nhân vật. Chỉ cần nắm được những thông tin chính về diễn biến hay cá tính nhân vật, sau đó tự phân tích và học hỏi từ nhiều nguồn.

– Giai đoạn 5

Tập giải đề thi năm trước, bấm giờ và tự chấm theo barem điểm xem mình được bao nhiêu điểm. Trong giai đoạn nước rút (thường là 10-15 ngày cuối) chúng ta nên làm đề để test xem năng lực mình nếu thi thật sẽ được bao nhiêu điểm. Nếu lỡ làm sai có thể rút kinh nghiệm và đi lại. Bạn càng làm đề nhiều thì vốn kiến thức và kỹ năng làm bài của bạn càng tăng lên.

Ngoài ra có 1 số típ hay chúng tôi chia sẻ cho các bạn trong quá trình ôn thi và làm bài thi môn Ngữ Văn như sau: 

1. Hãy lập đề cương môn Văn bám sát theo năm trước

2. Học các mẹo hay để cố gắng thuộc những phần thơ, phần câu văn nổi bật của mỗi tác phẩm

3. Học cách làm Văn theo dàn ý, không lan man, tránh học xa vời, thiết định hướng

4. Học cách đưa quan điểm cá nhân vào bài đặc biệt là bài nghị luận xã hội và phân tích tác phẩm. Các giám thị sẽ đánh giá rất cao những bài thi biết khéo léo thể hiện quan điểm cá nhân của mình vào bài thi. 

5. Rèn cách trình bày rõ ràng, sạch đẹp để tạo thiện cảm với người chấm thi.

6. Luyện cách phân bổ thời gian hợp lý dựa vào việc làm đề thi thử. Điều này giúp các bạn căn chỉnh được quỹ thời gian làm từng câu 1, đảm bảo có đủ thời gian để làm toàn bộ bài thi.

ĐỀ THI MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Mời các bạn tham khảo mẫu đề thi thử môn Ngữ văn Bộ Giáo dục ban hành như sau: 

Đề mẫu thi thử Văn tốt nghiệp năm 2022

Đáp án chính thức cho môn Văn cùng barem điểm:

Barem điểm
Barem điểm 2

Hy vọng bài những kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn Văn trong vòng 1 tháng của chúng tôi trên đây sẽ giúp các thí sinh có thêm những phương pháp ôn thi hiệu quả, phù hợp với bản thân để chinh phục được môn học khó nhằn này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.