Ôn thi Địa lý 12 làm sao để đạt 9 điểm trở lên?

Ôn thi Địa lý 12 làm sao để đạt điểm cao là thắc mắc của nhiều học sinh. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các em 3 kỹ năng cần có để làm bài thi Địa lý hiệu quả.

3 KỸ NĂNG QUAN TRỌNG KHI ÔN THI ĐỊA LÝ 12

1. Kỹ năng xem bản đồ Atlat

Atlat là “báu vật” của các thí sinh khi bước vào kỳ thi môn Địa lý. Bạn cần: 

– Nhớ rõ trang Mục lục để có thể tìm đúng và nhanh nhất kiến thức cần tìm hiểu. Điều này hạn chế được tình trạng “đầu bù tóc rối” khi không biết tìm kiến thức ở đâu, làm mất rất nhiều thời gian.

– Biết đọc theo trình tự và logic bằng cách nhớ rõ nội dung ký hiệu và các chủ đề khác nhau. Khi cần tìm hiểu, chỉ cần nhìn vào trang Mục lục, tìm đúng chuyên đề của các phần. Atlat thể hiện một lượng kiến thức rất lớn, giúp khái quát lại nội dung bài học trong SGK. Vì vậy, các nội dung, thông số, các mục cụ thể đều có mối liên hệ với nhau. Cần nắm được những mối liên hệ này để sử dụng hiệu quả khi làm bài. 

– “Bắt chước” cách thể hiện biểu đồ trong Atlat. Phần vẽ và nhận xét biểu đồ chiếm khá nhiều điểm trong bài thi và 100% bài thi nào cũng có câu hỏi này. Để ăn trọn điểm, chúng ta cần học cách mô tả các dạng biểu đồ. Ví dụ như cách chia mốc thời gian, thanh thể hiện số liệu, trục tung, trục hoành… từ đó áp dụng vào bài thi địa lý đại học.

Học cách xem Atlat khi đi thi

2. Ôn thi Địa lý 12 hãy học kỹ năng phân tích, nhận dạng biểu đồ 

Thông thường bài thi đã cho sẵn số liệu và yêu cầu chúng ta tính toán và đưa ra dạng biểu đồ phù hợp. Để không mất điểm, bạn cần nắm vững đặc tính của từng dạng như: thể hiện cơ cấu phù hợp với biểu đồ tròn/miền; thể hiện quy mô dùng biểu đồ tròn có bán kính; thể hiện tăng trưởng/so sánh dùng biểu đồ cột/chồng/đường…

Khi vào bài, dựa vào những dấu hiệu đề đưa ra chúng ta sẽ dễ dàng phán đoán được nên dùng hình thể hiện gì cho phù hợp.

Ví dụ: Trong bài có yêu cầu “mô tả cơ cấu”, “tỷ lệ thành phần” => Dùng biểu đồ hình tròn. Yêu cầu “thể hiện sự tăng trưởng”,  “tốc độ phát triển” => Dùng biểu đồ đường.

Có khả năng nhận diện biểu đồ, bạn sẽ nhìn rõ được tình hình, xu hướng phát triển hay cơ cấu, thành phần của hiện tượng đang nhắc tới. Từ đó dễ dàng trả lời được những câu hỏi tiếp theo. Vì vậy ôn thi Địa lý 12 bạn nhớ học cách xem biểu đồ nhé.

3. Kỹ năng phân bổ thời gian

Nắm chắc kiến thức, biết dùng atlat vẫn chưa đảm bảo được bạn sẽ làm tốt bài thi Địa lý. Vì bài thi chỉ diễn ra trong thời gian nhất định. Nếu chỉ làm bài theo cảm tính, không biết phân bổ thì dễ rơi vào tình huống làm bài quá nhanh hay mắc lỗi; làm bài chậm, bỏ trống câu hỏi.

Kinh nghiệm từ thầy cô là bạn nên xác định câu nào chắc chắn có thể làm đúng => hãy làm trước để chống điểm liệt. Sau đó làm từ câu dễ đến khó dần. Những câu đang phân vân đáp án chưa thể trả lời ngay, hãy gạch chân từ khóa chính và bỏ qua để làm những câu khác.

Đừng quên dành thời gian cho những câu khó và nhiều điểm hơn. Tuyệt đối không được bỏ trống bài thi. 

Phân bổ thời gian khi làm bài thi Địa lý

TRƯỚC NGÀY ÔN THI MÔN ĐỊA LÝ THÍ SINH CẦN LÀM GÌ?

– Không học muộn qua đêm, chỉ nên dành thời gian ôn lại bài và những kiến thức chính hoặc kiến thức chưa nắm rõ

– Ngủ đủ giấc (8 tiếng/ngày)

– Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng từ rau, thịt, cá, sữa. Có thể bổ sung vitamin C, dầu cá… và các thực phẩm tăng cường trí nhớ khác

– Tập thể dục nhẹ nhàng và kết hợp nghe nhạc, đọc sách để có thêm động lực “chiến đấu”

– Dành thời gian cho điện thoại và mạng xã hội vừa đủ thư giãn, không nên dùng triền miên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và mắt

– Giữ tinh thần thoải mái bằng cách nghe nhạc, xem phim xen kẽ thời gian học

– Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, bút… sẵn sàng trước hôm thi

– Nếu thi buổi sáng, không nên cố ngủ thêm. Hãy dậy sớm và ăn sáng thật no để cơ thể khỏe mạnh, đầu óc tỉnh táo để đảm bảo đủ sức khỏe làm tốt bài thi.

Ngủ đủ giấc để có sức khỏe bước vào phòng thi

Hy vọng các kỹ năng Ôn thi Địa lý 12 chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn lấy lại tinh thần và áp dụng hiệu quả khi đi thi. Chúc bạn đạt kết quả cao như mong muốn.