Ôn thi tác phẩm Người lái đò sông Đà bằng sơ đồ tư duy

Đối với nhiều thí sinh, tác phẩm Người lái đò sông Đà là một tác phẩm hay nhưng “khó nhằn” và không hề dễ học. Để giúp thí sinh nắm vững tác phẩm này một cách nhanh và hiệu quả nhất, chúng tôi sẽ hướng dẫn các thí sinh cách học bằng sơ đồ tư duy – giúp nắm chắc nội dung chính dễ dàng.

VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY TÁC PHẨM NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

Vẽ nhánh to ở giữa (thân cây): Chia ra 3 nhánh nhỏ gồm tác giả + tác phẩm; giá trị nội dung; giá trị nghệ thuật.

1.1 Tác giả + tác phẩm

– Nguyễn Tuân sinh 1910 và mất năm 1987. Ông lớn lên và trưởng thành trong một gia đình nhà Nho Hán đã suy tàn.

– Ông là người chiến sĩ tích cực tham gia vào các cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc. Nguyễn Tuân được coi là người “nghệ sĩ tài hoa” bậc nhất trong làng văn học Việt Nam.

– Tác phẩm Người lái đò sông Đà nằm trong tùy bút “Sông Đà” năm 1960 – đây là thời kì đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Tác phẩm ra đời trong một chuyến đi thực tế của ông đến vùng Tây Bắc năm 1958. Ông đã ấn tượng với cảnh vật và những con người chân chất, giản dị nhưng đầy gan dạ, dũng cảm của vùng đất này.

Tác giả Nguyễn Tuân

1.2 Giá trị nội dung

Vẽ 3 nhánh nhỏ (nhánh cây) gồm: cảnh dòng sông “hung bạo”, cảnh dòng sông “trữ tình” và hình tượng người lái đò.

– Với cảnh dòng sông “hung bạo”, bạn cần nắm được các chi tiết sau:

  • “Cảnh đá bờ sông dựng vách thành”: lòng sông hẹp, “bờ sông dựng vách thành”, “đúng ngọ mới có mặt trời”, chỗ “vách đá … như một cái yết hầu”.
  • Nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió => xô đẩy một cách hỗn độn, lúc nào cũng như “đòi nợ suýt”, làm tăng thêm sự hung bạo của con sông Đà.
  • Có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông, chúng thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước => sự nguy hiểm của thác nước.
  • Thác nước vang lên những tiếng nghe như “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, “chế nhạo”; “rống lên” => như một con thủy quái.
  • Những tảng đá được miêu tả là “đầy mưu mẹo”: “nhăn nhúm”, “”hất hàm”, “oai phong”, “mai phục”, “chặn ngang”, “tiêu diệt”; sóng: “đánh khuýp quật vu hồi”, “đánh giáp lá cà”, “đòn tỉa => miêu tả sự dữ dằn, nguy hiểm đến tận cùng của dòng sông. 

– Với nhánh Sông Đà trữ tình cần nhớ những chi tiết sau:

  • Từ trên cao nhìn xuống dưới giống như một chiếc “dây thừng ngoằn ngoèo”, “áng tóc trữ tình”, mùa xuân mặt nước có màu xanh ngọc bích, mùa thu thu lừ lừ chín đỏ => màu sắc con sông đa dạng, nên thơ và rất đẹp trong những lúc bình lặng. 
  • Mỗi khi trời nắng, đi rừng qua sông Đà nhìn xuống mặt sông giống như đang nhìn xuống chiếc gương với những tia loang loáng, lung linh. 
  • Khi đi thả thuyền trôi thì “bờ sông như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”, “lá ngô non”, “con hươu thơ ngộ” => khung cảnh thiên nhiên mơn mởn, yên bình, đầy sức sống và dễ chịu. 
Giá trị nội dung tác phẩm

– Với nhánh hình tượng người lái đò sông Đà cần những kiến thức sau:

  • Ngoại hình: “tay lêu nghêu … chất mun” => con người điêu luyện, rắn rỏi, khỏe mạnh như hổ.
  • Công việc: lái chở đò trên sông Đà
  • Tài năng và tâm hồn: Đây là người con của sông Đà, là người từng trải và thành thạo đến nỗi nhớ cả những “luồng nước”, con sóng khi sông Đà trở mình. Đây còn là một người đầy bản lĩnh và dũng cảm, dám đương đầu với thác nước “nén đau giữ mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo …”, “nắm chắc binh pháp của thần sông thần núi” cùng những động tác điêu luyện “cưỡi đúng ngay trên bờm sóng, phóng thẳng thuyền vào giữa thác …”. Người lái đò được coi là một “nghệ sĩ” tài hoa khi coi việc chiến thắng “con thủy quái” của sông Đà là một niềm vui, sự thử sức và vượt qua chính mình. 
Mô tả hình ảnh Người lái đò sông Đà

1.3 Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Người lái đò sông Đà

Liệt kê các biện pháp tu từ trong bài ra các nhánh nhỏ, thêm được dẫn chứng càng tốt. Ví dụ:

–  Từ ngữ sử dụng cực kỳ sắc sảo và ấn tượng bao gồm: từ láy, từ tượng thanh, tượng hình…

– Vận dụng các ngữ nghĩa, ngữ điệu biến đổi, có tính chuyển hóa bằng biện pháp nhân hóa/ẩn dụ: sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ, nắng giòn tan, để thơ vào sông nước… 

– Câu văn ngắn gọn, dứt khoát, đa dạng nhưng vần điệu nhịp nhàng => Thể hiện sự oai hùng, hung dữ của con sông và tính dũng cảm, nhanh nhẹn của người lái đò sông Đà. 

TẠI SAO NÊN ÔN THI NGỮ VĂN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

– Dễ dàng hệ thống kiến thức theo từng chủ đề, từng bài văn

– Có cái nhìn bao quát về khối lượng kiến thức chính, phụ để lên kế hoạch học tập

– Tránh việc ngồi một chỗ học thuộc, học tủ vì đi thi rất dễ quên

– Việc học trở nên thú vị, bớt nhàm chán khi thí sinh được tự mình vẽ nên những sơ đồ riêng theo trí tưởng tượng. Từ đó nâng cao tinh thần học bài.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn ôn thi tác phẩm Người lái đò sông Đà bằng sơ đồ tư duy. Sau khi bổ sung các nhánh cây xong, bạn chỉ cần lên kế hoạch học tập, mỗi khung giờ học một nhánh. Chỉ sau khoảng 2 ngày bạn sẽ dễ dàng nắm chắc được tác phẩm khó nhằn này.