Bí quyết ôn thi THPT Quốc gia môn Sử theo cấu trúc đề mới nhất

Từ năm 2020 có một số thay đổi với đề thi quốc gia môn Sử. Vì vậy các bạn cần nắm được bí quyết ôn thi THPT quốc gia môn Sử để ôn tập hiệu quả và làm bài thi tốt nhất.

BÍ QUYẾT ÔN THI QUỐC GIA MÔN SỬ

1. NẮM CHẮC ĐƯỢC CẤU TRÚC VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN SỬ

Năm nay là năm thứ 2 ứng dụng cấu trúc đề thi kiểu mới: thi trắc nghiệm sử nên các bạn đã có đề mẫu năm ngoái để xem cách ra đề, cấu trúc đề cũng như kiến thức trong đề được phân bổ như thế nào.

Nhìn chung trong đề thi sẽ có các kiến thức và mức độ phân bổ các phần như sau:

  • Mức độ nhận biết chiếm cao nhất 60% gồm những câu hỏi tái hiện về nhân vật, sự kiện, mốc thời gian tương ứng.
  • Mức độ hiểu chiếm 20% yêu cầu học sinh hiểu sâu sắc được vấn đề, có thể lý giải, phân tích, nhìn nhận vấn đề. Câu hỏi trong phần này ở mức độ cao hơn.
  • Mức độ vận dụng và vận dụng cao, mỗi phần chiếm 10%. Chúng gồm các câu hỏi yêu cầu học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã được giảng dạy để giải quyết một vấn đề thực tiễn được đưa ra. Câu hỏi trong phần này khó nhất và đòi học sinh phải có tư duy cao.

Việc nắm được cấu trúc ra đề cũng như tỷ lệ các phần sẽ giúp các bạn biết nên chú trọng học phần nào nhiều hơn, biết được điểm thiếu sót của bản thân để nâng cao kiến thức.

Nắm được cấu trúc đề thi môn Sử

Đề thi trắc nghiệm Sử có 50 phút với tất cả 40 câu. Các bạn đừng nên dành quá nhiều thời gian cho những câu khó mà bản thân không có đủ kiến thức. Hãy ưu tiên trả lời các câu hỏi đơn giản trước sau đó mới quay trở lại làm câu khó sau nhé!

Mỗi một câu sẽ có “từ khóa” chủ chốt, hãy dùng bút khoanh tròn vào từ khóa này để lựa chọn phương án chính xác nhất. Điều này còn giúp giảm thiểu tình trạng trả lời lạc đề hoặc nhầm sang kiến thức khác. 

2. ÔN LUYỆN KIẾN THỨC CĂN BẢN TRONG SÁCH GIÁO KHOA

Kiến thức trọng tâm là những kiến thức có trong sách giáo khoa. Để đạt được hiệu quả ôn thi cao các bạn cần nắm vững từng giai đoạn lịch sử, các sự kiện, nhân vật có trong giai đoạn đó. Hãy nhìn nhận một cách khái quát và xâu chuỗi lại toàn bộ vấn đề. Có thể tham khảo phần tổng kết cuối sách, những sự kiện nổi bật đều có hết ở đây mà không phải ai cũng chú ý.

3. RÈN LUYỆN BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

Môn Sử có đặc điểm gồm rất nhiều các sự kiện, mốc thời gian, địa điểm, nhân vật,… vì thế để nhớ lâu nhất, các bạn nên sử dụng sơ đồ tư duy.

Tùy theo nội dung cũng như tính chất của từng bài học, giáo viên sẽ hướng dẫn các bạn lập sơ đồ theo nguyên lý thân cây lan sang cành rồi tới các nhánh nhỏ, từ ý lớn tới ý nhỏ, trình bày logic theo luận điểm luận cứ rõ ràng.

Thông qua sơ đồ tư duy này, các bạn sẽ tự mình xâu chuỗi được sự kiện theo trình tự thời gian, không gian, diễn giải được các mối quan hệ biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề. Từ đó hiểu bài nhanh hơn, đơn giản hơn. Những “núi” sự kiện trở nên thật dễ dàng ghi nhớ.

Áp dụng sơ đồ tư duy để học Sử

4. ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN SỬ HIỆU QUẢ NHỜ TỰ HỌC TẠI NHÀ

Sau khi học xong các kiến thức trong từng bài, từng chương, các bạn cần tham khảo thêm các tài liệu ôn thi và làm các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan tới kiến thức đó. Tự mình làm bài trắc nghiệm là cách ôn thi tốt nhất giúp các bạn thực hành nhuần nhuyễn kiến thức đã được học, làm quen với nhiều dạng câu hỏi. Từ đó có tâm lý thoải mái và tự tin nhất khi bước vào phòng thi.

Trên đây là bí quyết giúp các bạn ôn thi THPT quốc gia môn Sử hiệu quả nhất. Mặc dù có nhiều người quan điểm Sử là môn học thuộc lòng nên khó học và khó tiếp thu, nhưng chỉ cần các bạn có phương pháp học đúng, kết hợp tư duy logic vào trong bài học là có thể nắm chắc kiến thức một cách dễ dàng. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi quốc gia môn Sử!