Phân biệt thường biến và đột biến chính xác nhất

Phân biệt thường biến và đột biến là kiến thức rất quan trọng trong môn Sinh học THPT. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chính xác và chi tiết nhất về chủ đề này.

TÌM HIỂU VỀ THƯỜNG BIẾN VÀ ĐỘT BIẾN

1. Thường biến là gì?

Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen. Sự biến đổi này diễn ra trong đời cá thể dưới sự ảnh hưởng của môi trường và không phải do sự biến đổi trong kiểu gen. Thường biến là những biến đổi không liên quan đến cơ sở di truyền.

Ví dụ về thường biến:

– Màu da của người đi dưới ánh nắng nhiều sẽ bị đen hơn so với người đi nắng ít hoặc chăm dưỡng da.

– Cây ở ngoài sáng có lá màu xanh nhạt, cây sống trong bóng râm có lá xanh đậm hơn.

– Cáo tuyết có bộ lông màu trắng, vào những ngày tuyết tan màu lông đó chuyển dần sang màu nâu. 

– Bèo lục bình khi sống ở dưới nước, thân cây thường ngắn phình to, có độ xốp, còn trên cạn thì thân dài, thon, cao, lá to.

– Bướm ở vườn hoa cải thường có màu vàng …..

2. Đột biến là gì?

Đột biến là những biến đổi bất thường xảy ra trong vật chất di truyền và thường xảy ra ở cấp độ phân tử là ADN, gen. Trong một số trường hợp có thể là cấp độ tế bào (nhiễm sắc thể).

=>  Những yếu tố này sẽ dẫn đến sự biến đổi đột ngột của một hoặc một số tính trạng (có tính bền vững), chúng sẽ di truyền cho các thế hệ sau, sau nữa.

Nguyên nhân gây ra đột biến:

– Tác nhân vật lý: tia phóng xạ, tia cực tím, sốc nhiệt, hóa chất

– Tác nhân hóa học: nicotine, consixin, dioxin (chất độc da cam – là loại chất độc Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam, gây ra sự biến đổi gen rất mạnh. Biểu hiện là những trẻ em bị khuyết tật, dị hình dị dạng, cơ thể  không bình thường).

– Tác nhân sinh học: vi-rút, vi khuẩn, nấm mốc, men

– Do nguyên nhân bên trong cơ thể: Những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào (xuất hiện một cách bẩm sinh tự nhiên).

Ví dụ về đột biến ở người:

– Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.

– Bệnh bạch tạng (da trắng bệch, mắt hồng, tóc trắng) do đột biến gen lặn gây nên.

– Đột biến gen trội có thể làm nhiều người có bàn tay 6 ngón, ngón tay ngắn.

– Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể. 

PHÂN BIỆT THƯỜNG BIẾN VÀ ĐỘT BIẾN

Thường biến và đột biến là những kiểu biến đổi cơ bản chúng ta cần phân biệt được. Chúng ta có thể so sánh chúng qua những tiêu chí sau: 

  • Về kiểu biến đổi: Thường biến thuộc biến đổi kiểu hình bên ngoài còn đột biến thuộc biến đổi kiểu gen bên trong.
  • Về sự xuất hiện: Thường biến xuất hiện đồng loạt và có thể có hướng xác định được. Ngược lại, đột biến thường có sự xuất hiện riêng lẻ và không theo hướng xác định nào, cũng không thể xác định trước 100%.
  • Về di truyền: Thường biến không có yếu tố di truyền, đột biến có yếu tố di truyền rất mạnh mẽ.
  • Về tính ứng dụng: Thường biến không phải là nguyên liệu trong các công trình chọn giống và tiến hóa. Ngược lại, đột biến trong thực tế lại là nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa.

Bảng So sánh thường biến với đột biến (sưu tầm và tổng hợp)

Thường biếnĐột biến
– Là những biến đổi kiểu hình và không biến đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST).- Do tác động trực tiếp của môi trường sống.- Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng với các điều kiện ngoại cảnh.- Không di truyền được.- Có lợi.- Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.– Biến đổi ADN, NST từ đó dẫn đến biến đổi kiểu hình.- Do tác động của môi trường ngoài hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ thể.- Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián đoạn, vô hướng.- Di truyền cho thế hệ sau.- Đa số có hại, có khi có lợi.- Là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Trên đây là những kiến thức chi tiết về chủ đề Phân biệt thường biến và đột biến của môn Sinh học. Chúc các bạn học tập tốt và đạt được số điểm cao trong các kỳ thi.