Tips khoanh trắc nghiệm “bách phát bách trúng” khi thi THPT 

Khi thi THPT không phải câu nào các thí sinh cũng tự tin khoanh đúng, đặc biệt là những thí sinh lực học chưa tốt hoặc chưa có nhiều thời gian ôn thi. Những tips khoanh trắc nghiệm “bách phát bách trúng” khi thi THPT sau đây sẽ giúp các bạn phần nào gỡ điểm khi đi thi.

VỚI THÍ SINH KHÔNG LÀM ĐƯỢC CÂU HỎI NÀO (CHỐNG ĐIỂM LIỆT)

Tất cả mọi câu hỏi đều có 4 đáp án, vì vậy mỗi đáp án có 25% xác suất là câu trả lời đúng. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ sau để khoanh được nhiều câu đùng nhất.

Bước 1. Nhóm các câu hỏi thành từng nhóm cụ thể

Tức là thí sinh nhóm từ 5 đến 10 câu 1 lần. Với đề 40 câu, thí sinh nhóm thành 8 nhóm, mỗi nhóm 5 câu như: nhóm 1 từ câu 1-5; nhóm 2 từ câu 6 đến 10… Với đề gồm 50 câu có thể chia thành nhóm 10 câu 1. 

Lưu ý: Chỉ chia theo số thứ tự, không cần chia theo nội dung câu hoặc độ dài câu.

Bước 2. Khoanh trắc nghiệm

Sau khi nhóm xong, chúng ta sẽ khoanh 5 câu trong 1 nhóm theo các đáp án giống nhau. Ví dụ cụ thể như sau:

+ Nhóm 1 (từ câu 1 đến câu 5) lựa chọn toàn bộ đáp án A;

+ Nhóm 2 (từ câu 6 đến câu 10) lựa chọn toàn bộ đáp án B;

+ Nhóm 3 (từ câu 11 đến câu 15) lựa chọn  toàn bộ đáp án C;

+ Nhóm 4 (từ câu 16 đến câu 20) lựa chọn toàn bộ đáp án D;

+ Nhóm 5 (từ câu 21 đến câu 25) tiếp tục quay vòng với đáp án A;

+ Nhóm 6 (từ câu 26 đến câu 30) tô toàn bộ đáp án B;

+ Nhóm 7 (từ câu 31 đến câu 35) tô toàn bộ đáp án C;

+ Nhóm 8 (từ câu 36 đến câu 40) tô toàn bộ đáp án D.

Lý do đây là mẹo chống điểm liệt hiệu quả là vì các đề thi, hầu hết sẽ được phân bổ các đáp án chia đều từ A, B, C, D xen kẽ. Hiếm có đề thi nào chỉ có 1 hoặc 2 đáp án các câu ở vị trí giống nhau. Việc khoanh xác suất như trên có thể dễ “ăn” 25% may mắn trong từng câu.

Mẹo chọn đáp án

VỚI THÍ SINH KHOANH “BỪA” CÁC CÂU MỨC ĐỘ TRUNG BÌNH KHÁ TRỞ LÊN

Để đạt được điểm số cao nhất trong bài thi, khi làm xong những câu dễ, các em có thể sử dụng tips khoanh trắc nghiệm để chinh phục những câu khó. 

– Các câu hỏi trung bình: quá trình giải những câu này sẽ mất thời gian kha khá của các em. Việc cần làm là các em vận dụng nhiều công thức. Nhớ ra công thức nào liên quan thì ghi ra nháp. Cố gắng hình dung lại các dạng bài tương tự trong quá trình luyện đề ở nhà. Nếu vẫn không nhớ ra thì đánh dấu để chuyển sang các câu dạng khó.

– Giải các câu hỏi khó: Các câu hỏi khó thường phải vận dụng cao. Các em cần đọc đề thật kỹ và phân tích cẩn thận các dữ liệu từng câu. Nếu cảm thấy quá bế tắc hãy tiếp tục bỏ qua và chuyển ngay sang những câu hỏi tiếp theo.

– Với những câu bị bỏ lại do không làm được: Ở bước này, các em hãy thống kê xem trong bài có bao nhiêu đáp án A, B, C, D. Đáp án nào xuất hiện ít nhất thì khoanh tất cả những câu còn lại bằng đáp án đó.  Nếu có đến 2 đáp án xuất hiện với tần suất ít thì các em có thể chia ra để khoanh. 

ĐỌC KỸ CÁC DẠNG ĐỀ THI TOÁN VÀ ĐÁP ÁN ĐỂ LOẠI TRỪ

Đây là kỹ năng chuẩn bị trước khi thi. Tức là các em cố gắng đọc và luyện đề thi từ năm ngoái để ghi nhớ những dạng đề và vận dụng để giải trong đề thi chính thức. 

Trong trường hợp không thể nhớ ra và làm được, hãy sử dụng phương pháp loại trừ. Tức là loại từ phương án ít khả năng đúng nhất, loại dần và đưa ra 2 phương án dễ đúng hơn cả. Sau đó áp dụng việc tính xác suất xuất hiện đáp án đề thi theo phương pháp trên để khoanh.

Khoanh “lụi” trắc nghiệm như thế nào?

Hy vọng bài viết Tips khoanh trắc nghiệm “bách phát bách trúng” khi thi THPT  sẽ giúp các bạn học sinh chống được điểm liệt và tận dụng tối đa cơ hội đạt điểm cao khi thi THPT. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng tự học là cách tốt nhất để giúp việc làm bài thi đạt điểm cao.