Xem ngay: 4 mẹo học môn Địa lý 12 ôn thi tốt nghiệp 

Trong chủ đề này, chúng tôi sẽ giúp các bạn 4 mẹo học môn Địa lý 12 ôn thi tốt nghiệp hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt cần thiết với những bạn đang cần ôn thi gấp để tham gia kỳ thi THPT. Hãy lưu lại và chia sẻ bài viết hữu ích này để nhiều người biết đến nhé.

4 MẸO HỌC MÔN ĐỊA LÝ 12 ÔN THI TỐT NGHIỆP

Mẹo 1: Hệ thống lại cấu trúc kiến thức theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT

Đề thi tham khảo môn Địa lí bao gồm: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, tiếp theo là 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm phân loại thí sinh học lực khá giỏi.

Chương trình thi môn này sẽ có cả phần kiến thức lớp 11 và 12, trong đó phần lớp 12 gồm 19 câu hỏi, lớp 11 gồm 6 câu. 

Phân bố tỷ lệ như sau: 

  • Atlat địa lí Việt Nam 10 câu (Tự nhiên – dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu).
  • Bảng số liệu thống kê: 2 câu (Lớp 11 1 câu; Lớp 12 1 câu).
  • Kỹ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).

 

Mẹo 2: Trình bày lý thuyết dưới dạng bản đồ tư duy để dễ học, dễ nhớ

Kiến thức địa lý khá rộng, tủn mủn và nhiều thứ cần nhớ. Để việc hệ thống kiến thức và ôn tập dễ dàng, thay vì ngồi đọc sách chúng ta hãy liệt kê kiến thức theo dạng sơ đồ cành cây. 

Các nhánh to là chủ đề chính, trong nhánh to có nhánh nhỏ tương ứng với các chủ đề phụ và nhỏ dần. Hãy bổ sung toàn bộ kiến thức vào hết các nhánh cây. Cuối cùng là dán bản đồ tư duy ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể nhìn và học mỗi ngày.

Dùng sơ đồ tư duy giúp dễ nhớ bài hơn

Mẹo 3: Thành thạo việc nhận diện ý nghĩa các loại biểu đồ

Những câu hỏi biểu đồ là những câu học sinh có thể ăn điểm rất dễ dàng, kiến thức cũng không phức tạp và nhiều như những chủ đề khác. Vì vậy chúng ta cần dành thời gian tập trung ôn luyện về các biểu đồ. 

Cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ như tròn, cột, đường, miền và kết hợp… Ý nghĩa các loại hình biểu đồ như sau:

Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (tính ở tỷ lệ % tương đối)

Biểu đồ cột chồng: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng ít/nhiều/cao/thấp (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm liền

Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị

Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau

Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ gần gũi, liên quan đến nhau. 

Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này khi so sánh tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Thành thạo việc nhận diện biểu đồ

Mẹo 4: Thành thạo việc đọc và nhận xét bảng số liệu

Bảng số liệu chiếm 2 câu trong đề thi, tuy ít nhưng đây là những câu gỡ điểm cho các học sinh. Nhiệm vụ là  nhìn vào con số để nhận xét và đưa ra quan điểm bản thân. 

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi từ các số liệu tuyệt đối sang tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ bị bỏ qua và nhầm lẫn. Vì thế, nên chúng ta cần kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN ĐỊA LÝ

– Thời gian làm bài là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi => trung bình thời gian để làm cho một câu hỏi là khoảng 1phút 15 giây đến tối đa là 1 phút 25 giây. Tuy nhiên với những câu dễ, chỉ cần khoảng 2s-4s chúng ta có thể có ngay đáp án, hãy tận dụng thời gian để tập trung vào những câu hỏi khác.

– Nếu câu quá khó vẫn chưa tìm ra đáp án, thì các bạn có thể bỏ qua để làm câu khác, không làm lãng phí thời gian quá nhiều. Sau khi làm các câu dễ xong sẽ xoay vòng lại làm những câu này.

– Đối với những câu hỏi khó, cần áp dụng mẹo đáp án loại trừ để khoanh được câu trả lời sát nhất.

– Tuyệt đối không được bỏ trống bất kỳ một câu hỏi nào. Nếu hết giờ, chúng ta có thể khoanh ngẫu nhiên những câu còn lại để tận dụng sự may mắn. 

4 mẹo học môn Địa lý 12 ôn thi tốt nghiệp trên đây sẽ giúp các bạn học sinh lên được kế hoạch hành động để ôn thi ngay từ bây giờ. Hãy cố gắng ôn thi có mục tiêu, bám sát mục tiêu, tránh học hành lan man, thiếu sự nhất quán bởi sẽ làm lãng phí thời gian, không mang lại nhiều kiến thức và kỹ năng trước khi đi thi.