Xem ngay: Hướng dẫn ôn thi “nước rút” tác phẩm Việt Bắc – Tố Hữu

Tác phẩm Việt Bắc của nhà văn Tố Hữu được nhiều bạn học sinh bình chọn là một trong những tác phẩm hay nhất trong chương trình Ngữ Văn cấp 3. Trong bài này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách ôn thi “nước rút” nhanh chóng nhất với bài thơ này trước khi thi THPT.

ÔN THI TÁC PHẨM VIỆT BẮC CẦN NẮM VỮNG NHỮNG KIẾN THỨC GÌ?

1. Tác giả, tác phẩm, bố cục

– Tố Hữu sinh năm 1920, mất năm 2002. Ông sinh ra và lớn lên tại Huế.

– Ông sớm giác ngộ cách mạng và tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tố Hữu còn là người giữ nhiều chức vụ quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo của đất nước.

– Tố Hữu nổi tiếng với nhiều tập thơ như: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Máu và hoa… Ông được bình chọn là một trong những nhà thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhất Việt Nam và được rất nhiều bạn trẻ ngưỡng mộ.

Tác phẩm Việt Bắc được viết trong thời điểm “mốc son vàng”: Việt Nam ký hiệp định Giơ – ne – vơ sau khi chiến thắng Điện Biên Phủ – mở ra thời kỳ độc lập mới của dân tộc. 

– Vào tháng 10-1954, các thành viên Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô Hà Nội. Nhân cuộc chia tay núi rừng Việt Bắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này.

– Bài thơ gồm 2 phần: 20 câu đầu và những câu còn lại. 20 câu đầu là lời nhắn nhủ tha thiết, nhớ nhung của người ở lại với người ra đi. Những câu thơ sau là lời tạm biệt của người ra đi với núi rừng và con người Việt Bắc.


Tác giả Tố Hữu

2. Giá trị nội dung

– Bài thơ tái hiện lại cuộc chia tay thấm đẫm tình người giữa những con người Việt Nam trong thời chiến. 

– Nỗi nhớ Việt Bắc gắn liền với hình ảnh rừng núi hùng vĩ, con người chân chất thật thà và cuộc sống tuy khốn khó, nguy hiểm nhưng luôn ấm áp tình người. 

=> Ý nghĩa: Cảm nhận được sự đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng. Rộng ra là tình đoàn kết của con người Việt Nam trong các cuộc chiến tranh.

3. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng từ xưng hô “mình” – “ta” thể hiện thứ tình cảm thân mật, gần gũi như “cá với nước”, không có sự phân biệt giữa tầng lớp nông dân và cán bộ. Đây là cách xưng hô luân phiên quen thuộc trong ca dao, tạo nên điểm nhấn, sự nhịp nhàng cho bài thơ. 

– Bài thơ làm theo thể thơ lục bát – thể thơ đặc trưng của dân tộc, dễ gieo vần, gieo nhịp.

– Dùng từ ẩn dụ “nhớ” trong “rừng núi nhớ ai” => biến mảnh đất Tây Bắc thành một con người biết yêu thương, biết nhớ về những kỷ niệm đẹp.

– Tác giả sử dụng nhiều từ láy, tượng hình làm bài thơ thêm sinh động, ấn tượng, khắc họa hoàn hảo nỗi nhớ như: tha thiết, bồn chồn, hắt hiu, đậm đà, thăm thẳm…

Giá trị nghệ thuật trong Việt Bắc

ÔN THI TÁC PHẨM VIỆT BẮC SAO CHO HIỆU QUẢ?

Để dễ dàng học tốt bài thơ này, các thí sinh cần:

– Học thuộc bài thơ (nếu có thể). Nếu gần đến ngày thi, thời gian có hạn thì hãy cố gắng học thuộc những câu văn đặc sắc trong 2 phần bố cục. Như vậy, khi làm bài chúng ta có thể ăn điểm phần “lấy được dẫn chứng”.

– Học theo sơ đồ hình cây, không học dàn trải. 

– Sau khi nhớ và thuộc được những ý chính trong bài hãy đọc thêm những bài văn mẫu, văn nâng cao phân tích chuyên sâu để có thêm nhiều ý tưởng về câu từ, diễn đạt.

– Để tiết kiệm thời gian “loay hoay” viết phần mở bài hoặc câu dẫn thân bài, kết luận khi vào phòng thi, các thí sinh hãy cố gắng chuẩn bị trước những đoạn mở bài/kết bài hay nhất và học thuộc từ ở nhà. Việc này sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian khi đứng trước đề thi, một mở bài hay sẽ làm người chấm thi ấn tượng, từ đó dễ được chấm điểm cao.

Trên đây, Chính xác đã hướng dẫn các thí sinh mẹo ôn thi tác phẩm Việt Bắc khi ngày thi đến gần. Chỉ cần các bạn có ý chí, kỷ luật và biết cách học hợp lý thì mọi khó khăn, áp lực sẽ qua nhanh chóng. Chúc các bạn ôn thi thật tốt.