5 cách mở bài tác phẩm Rừng xà nu ấn tượng nhất khi thi THPT

Trong chủ đề hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ cho các bạn 5 cách mở bài Tác phẩm Rừng xà nu ấn tượng nhất khi thi THPT giúp đạt điểm tối đa. Các bạn hãy ghi chép lại và ghi nhớ để áp dụng nếu thấy phù hợp nhé!

5 MỞ BÀI TÁC PHẨM RỪNG XÀ NU HAY NHẤT

1. Mở bài 1

Rừng xà nu có lẽ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Trung Thành trong sự nghiệp viết văn. Tác phẩm miêu tả về thiên nhiên và con người Tây Nguyên đẹp đẽ, anh dũng, bất khuất, kiên cường. Tnú là một nhân vật nổi bật trong câu truyện, Tnú hiện lên với vẻ đẹp đại diện cho người anh hùng sử thi của thời đại, kết tinh mọi phẩm chất quý giá của những con người vùng đất thiêng Tây Nguyên. Tác phẩm đã khắc họa thành công một thế hệ cách mạng đầy bản lĩnh chiến đấu, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm, theo lý tưởng, ánh sáng cách mạng của dân tộc. 

2. Mở bài 2

Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có cho riêng mình một “vùng đất nhớ” – một vùng đất gắn bó thiết tha trong tâm hồn. Tô Hoài yêu mến và trân trọng những vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên của rừng núi, con người Tây Bắc; Nguyễn Quang Sáng nguyện sống trọn đời mình với vùng đất Nam Bộ yêu dấu mà bình dị. Khi đến với Nguyễn Trung Thành, ta bắt gặp một tâm hồn dường như đã gắn bó máu thịt với vùng đất Tây Nguyên, nơi có rừng đồi xà nu và những con người anh dũng, bất khuất đầy lòng yêu nước. 

Tác phẩm Rừng xà nu được coi là câu truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành. Bằng ngòi bút tài hoa và thấm đẫm tình yêu thương với mảnh đất Tây Nguyên, ông đã xây nên một hệ thống “nhân vật lịch sử” vô cùng dũng cảm, kiên cường. Đây cũng là những nhân vật đại diện cho lớp lớp con người Tây Nguyên trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc. 

Rừng xà nu

3. Mở bài 3

Mảnh đất Tây Nguyên nắng gió, đại ngàn cùng những người con yêu nước, bất khuất, dũng cảm đã trở thành cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống giặc. Và nhà thơ yêu Tây Nguyên tiêu biểu là Nguyễn Trung Thành. Sau khi hoàn thành truyện ngắn “Rừng xà nu”, tác đã đã trở nên nổi tiếng. Đây có thể nói là “vết son vàng” trong sự nghiệp viết văn của ông.

4. Mở bài 4

Nguyễn Trung Thành (bút danh Nguyên Ngọc) được nhận định là một trong những cây bút xuất sắc được tôi luyện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt. Bạn thân của ông là Nguyễn Thi gắn bó và yêu mến con người Nam Bộ bình dị, thật thà thì ông lại đem lòng “yêu” đất mẹ Tây Nguyên đầy nắng gió, đầy vết thương lịch sử và có những người con anh hùng, dũng cảm. Tây Nguyên hiện lên là một vùng đất mang vẻ đẹp sử thi, hào hùng với những cánh rừng xà nu bạt ngàn, là nơi bảo vệ con người trước những đợt tấn công của địch. Có thể nói, suốt những năm tháng chiến đấu và gắn bó với mảnh đất này, Nguyễn Trung Thành đã dần “nặng lòng” với từng ngõ ngách, gốc cây để rồi cho ra đời tác phẩm Rừng xà nu nổi tiếng.

Tác phẩm Rừng xà nu

5. Mở bài 5

Tây Nguyên là vùng đất được nhắc nhiều trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đây là mảnh đất đầy nắng gió, khô cằn, có những khu rừng xà nu, đồi núi hoang sơ hùng vĩ. Đây cũng là nơi sản sinh ra di sản cồng chiêng và bao pho sử thi đồ sộ tiêu biểu là 

Đăm Săn, Xinh Nhã, Xinh Bia… Tây Nguyên như một người “chiến sĩ” lão luyện, chậm rãi bước qua bao cuộc chiến tranh để rồi hình tượng người “chiến sĩ” ấy trở thành tượng đài trong tim bao thế hệ người Việt. Trong số những tác phẩm viết về Tây Nguyên, “Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất. Nhà văn đã viết Rừng xà nu vào mùa hè những năm 1965 – khi cuộc kháng chiến chống Mỹ còn diễn ra cam go, quyết liệt. Hình tượng anh hùng Tnú trong câu chuyện đã quá nổi tiếng, đây là một người anh hùng có ý chí kiên cường, dũng cảm, bất khuất và yêu nước. Tiêu biểu cho chân lý cách mạng cụ Mết đã truyền dạy “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. 

Trên đây là bài tổng hợp về 5 cách mở bài Tác phẩm Rừng xà nu ấn tượng nhất khi thi THPT. Các bạn có thể đọc lại nhiều lần, dựa vào những ý tưởng trên và tự viết cho mình những phần mở bài ấn tượng để sử dụng khi đi thi THPT.