5 hướng mở bài và kết bài Đây thôn Vĩ Dạ ấn tượng, rinh điểm cao

Đây thôn Vĩ Dạ là bài “thơ tình” gồm 12 câu với nghệ thuật ẩn dụ, nhân hóa độc đáo. Đi thi gặp bài thơ này viết thế nào để đạt điểm cao? Hãy tham khảo ngay 5 hướng mở bài và kết bài Đây thôn Vĩ Dạ hay nhất.

MỞ BÀI VÀ KẾT BÀI ĐÂY THÔN VĨ DẠ

1. Mở bài

– Chúng ta có thể viết theo hướng mở bài trực tiếp, đề cập luôn đến tác phẩm.

Đây Thôn Vĩ Dạ là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Bài thơ miêu tả vẻ đẹp siêu thực của thiên nhiên và tình người với những dè dặt, e ngại, nửa thực nửa hư của một mối tình. Đây là tác phẩm được rất nhiều các nhà thơ, nhà văn cùng thời kỳ yêu thích và đánh giá cao. Bài thơ có 12 câu thơ và được chia làm 3 khổ rõ ràng.

– Mở bài gián tiếp

Nền văn học Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều thể loại thơ ca, văn xuôi khác nhau cùng nhiều tên tuổi nổi bật. Một trong những tác giả ấn tượng của phong trào thơ mới là tác giả Hàn Mặc Tử. Nhà thơ nổi tiếng với chất thơ trữ tình, mượt mà, êm ả, sâu sắc, đi vào lòng người với chất thơ nhẹ nhàng mà thấm thía. Phong cách văn chương đặc trưng này được thể hiện rõ nét qua bài thơ nổi tiếng “Đây thôn Vĩ Dạ”. Đây là bài thơ ông sáng tác khi ở trại phong Tuy Hòa, bài thơ là nỗi nhớ, nỗi tâm tình của ông gửi đến thôn Vĩ đầy yêu dấu.

– Mở bài dựa vào nhà thơ sau đó giới thiệu tác phẩm

Nhà thơ Hàn Mạc Tử được ca ngợi là một trong những người tiên phong trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Các sáng tác của ông đều mang vẻ huyền bí, cổ kính, đầy hoài niệm và lãng mạn. Chúng để lại tầm ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách Văn học Việt Nam hiện nay. Một trong những tác phẩm đỉnh cao của Hàn Mạc Tử chính là “Đây thôn vĩ dạ”. Bài thơ nằm trong tập Thơ điên sáng tác năm 1937. Tác phẩm khắc họa lên hình ảnh thơ mộng của thiên nhiên thôn Vĩ Dạ và vẻ đẹp trong trẻo, dịu dàng của người con gái Xứ Huế.

Hướng mở bài và kết bài cho Đây thôn Vĩ Dạ

2. Kết bài

Đây thường là lời kết luận chung về ý nghĩa, sự độc đáo, nghệ thuật của bài thơ cùng ý đồ của tác giả.

– Những câu cuối bài thơ, giường như sương khói đã làm mờ đi hình ảnh người con gái dịu dàng, e lệ khiến tác giả cảm thấy xa xôi, tiếc nuối. Để rồi cuối bài tác giả tự hỏi bản thân mình: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Không biết cô nàng xứ Huế đó còn nhớ và còn thương Hàn Mặc Tử hay không? Bài thơ “Đây thôn vĩ dạ” giống như là một bản nhạc tình yêu buồn, tình yêu dạt dào của tác giả đơn phương gửi gắm đến một cô gái mà không được đáp trả lại.

– Tóm lại, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã hấp dẫn người đọc bởi vẻ đẹp lung linh của bức tranh xứ Huế mộng mơ, trầm mặc, cổ kính. Với nghệ thuật lặp từ, nhân hóa, ẩn dụ, sử dụng nhiều từ tượng hình, tác giả Hàn Mặc Tử đã lột tả được tình yêu bất diệt của mình đến một người con gái. Đây là bài thơ xứng đáng được nằm trong top những bài thơ “tỏ tình” nổi bật của nền văn học Việt Nam. 

Kết bài cho Đây thôn Vĩ Dạ

HỆ THỐNG KIẾN THỨC NỘI DUNG BÀI THƠ ĐÂY THÔN VĨ DẠ

– Bố cục: 3 phần, mỗi phần 4 câu thơ.

– Nội dung: 

  •  Khổ 1: Vườn cây Vĩ Dạ lúc ban mai trong hồi ức tác giả
  • Khổ 2: Cảnh sông nước xứ Huế, đêm trăng và tâm trạng nhớ mong của thi sĩ
  • Khổ 3: Hình bóng khách đường xa và nỗi nhớ, sự hoài niệm, nghi ngờ, đau đáu của mối tình đơn phương.

– Nghệ thuật:

+ Hình ảnh độc đáo, lột tả nội tâm

+ Bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu sức liên tưởng

+ Sử dụng hàng loạt câu hỏi tu từ thể hiện nỗi băn khoăn, nhớ nhung, chơi vơi

+ Mạch thơ đứt nối không liên tục tuy nhiên dòng tâm tư được xuyên suốt bài thơ

+ Bài thơ giống như 2 vế đối đáp giữa “em” và “anh”, như một cuộc trò chuyện thật mật.

Các bạn đã nắm chắc được 5 hướng mở bài và kết bài Đây thôn Vĩ Dạ chưa? Hãy nhớ lưu lại những hướng dẫn này để làm tài liệu ôn thi và áp dụng vào bài thi THPT. Chúc các bạn đạt điểm cao môn Ngữ Văn.