Giá trị nghệ thuật trong 4 khổ thơ của tác phẩm Tây Tiến – Quang Dũng

Tác phẩm Tây Tiến là bài thơ xuất sắc của nhà thơ Quang Dũng. Đây cũng là bài thơ trọng điểm nằm trong nội dung ôn thi THPT môn Ngữ Văn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hệ thống lại những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong từng khổ thơ cho các thí sinh tiện ôn tập.

NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ TÁC GIẢ – TÁC PHẨM

1. Tác giả

– Quang Dũng sinh năm 1921, mất năm 1988. Tên thật là Bùi Đình Diệm

– Quê quán: Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội)

– Sau Cách mạng tháng Tám, Quang Dung tham gia vào quân đội. Và từ năm 1954 trở đi, ông giữ chức vụ biên tập viên của Nhà xuất bản Văn học Việt Nam

– Quang Dũng còn là nhà thơ, nhà soạn nhạc…

– Những tập thơ nổi tiếng: Mây đầu ô (thơ, 1986), Thơ văn Quang Dũng (tuyển thơ văn, 1988).

– Năm 2000, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật với những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam.

2. Tác phẩm Tây Tiến

– Tên gốc tác phẩm là “Nhớ Tây Tiến”. Năm 1957 đổi tên thành “Tây Tiến” và bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” nổi tiếng.

– Tây Tiến là tên gọi của  một trung đoàn được thành lập năm 1947 và đây là đơn vị của nhà thơ Quang Dũng. Năm 1948 khi chuyển công tác, ông đã nhớ các đồng đội và những kỉ niệm “vào sinh ra tử”, ông sáng tác bài thơ này ở Phù Lưu Chanh.

GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM TÂY TIẾN

1. Khổ 1 – Câu 1 đến 14

– Sử dụng câu cảm thán: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!”

– Cách lặp từ “chơi vơi” thể hiện nỗi nhớ chân tình với ánh mắt xa xăm như hồi tưởng lại quá khứ.

– Lặp lại nhiều điệp từ “nhớ”, “ơi” => diễn tả nỗi nhớ khắc khoải, lặp đi lặp lại ngày qua ngày. 

– Sử dụng tính từ lặp nhau: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút để thể hiện độ cao, sự nguy hiểm và hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc.

– Câu thơ toàn thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” đằng sau những tính từ gai góc. Khi đọc thơ, bài thơ như một bản nhạc có nốt cao, nốt trầm. 

2. Khổ 2 – Câu 15 đến 22

– Kết hợp động từ tượng hình: “bừng lên” với hình ảnh “hội đuốc hoa”, “Khèn lên”, “man điệu”, “nhạc”, “hồn thơ” => miêu tả sự sống động, lung linh của những đêm hội giữa những anh lính hành quân và người dân vùng Tây Bắc.

– Đặt sau những câu thơ mang màu sắc sinh động, vui tươi là hình ảnh “chiều sương”, “hồn lau nẻo bến bờ”, “hoa đong đưa”. Giống như một biện pháp “chuyển cảnh”, chuyển từ không khí nhộn nhịp, vui vẻ sang những giây phút tĩnh lặng, hoang dại. 

– Câu thơ 21 – 22 giống như một bức tranh thủy mặc với hình ảnh người chèo đò, rừng cây hoang dại và những bông hoa dại.

Phân tích Tây Tiến

3. Khổ 3 – Câu 23 đến 30

– Ẩn dụ về ngoại hình của các chiến sĩ “không mọc tóc”, “quân xanh màu lá” => gây ấn tượng mạnh với người đọc.

– Khắc họa tư thế: “dữ oai hùm”, “mắt trừng” oai phong, lẫm liệt.

=> Ngoại hình và tư thế của các anh lính đối lập, khẳng định một sức mạnh tinh thần lớn lao, bất khuất.

– “Mắt trừng” gợi lên hình ảnh tác giả ngồi lặng lẽ, nhớ về những ngày tháng cùng đồng đội chiến tranh biên giới. 

– Lặp từ “Rải rác” và nói giảm nói tránh sự hy sinh bằng cách sử dụng nhiều từ Hán Việt “biên cương mồ viễn xứ”

– “Áo bào”, “về đất” câu từ ẩn dụ như một cách thể hiện sự trân trọng, tiếc thương những đồng đội đã ngã xuống. 

– Biện pháp nhân hóa “Sông Mã gầm lên khúc độc hành” => thể hiện sự đồng cảm của đất mẹ, của núi sông với những người chiến sĩ, “gầm lên” để tiễn đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

Tây Tiến – Quang Dũng

4. Khổ 4 – Câu 30 đến 34

– Lặp từ “đường lên thăm thẳm”. Nói lên một chặng đường đầy gian lao của đoàn quân Tây Tiến.

– Hình ảnh ẩn dụ “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” khắc họa ý chí, sự quyết tâm của những người chiến sĩ khi ra trận. Quyết tâm và sẵn sàng chiến đâu, hy sinh vì Tổ Quốc.

Trên đây là những đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Tây Tiến. Hy vọng các bạn sẽ ôn thi thật hiệu quả và đạt được số điểm cao đúng như mong muốn. Hãy theo dõi bài viết của Chính xác để học thêm nhiều kiến thức mới nhé.