Ôn thi vào lớp 10 môn Văn chủ đề TỪ LOẠI và THÀNH PHẦN CÂU

Ôn thi vào lớp 10 môn Văn là một thử thách lớn với nhiều bạn học sinh bởi đây là môn có nhiều kiến thức khó nhớ, cần đến sự tư duy ngôn ngữ và hành văn khéo léo. Để ăn điểm nhanh gọn trong câu 1 của đề thi, các bạn cần nắm chắc các từ loại và thành phần câu. Sau đây là kiến thức Chính xác tổng hợp cho các bạn.

ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN PHẦN TỪ LOẠI VÀ THÀNH PHẦN CÂU

1.Từ loại

Tên bài họcGiải thíchVí dụ
Danh từ và cụm danh từDanh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, cây cối trong cuộc sống. Danh từ thường làm chủ ngữ trong câu, một số câu ghép có thể lược bỏ chủ ngữ được.Danh từ chỉ người: cha, mẹ…Danh từ chỉ con vật: con chó, con vịt, con lợn..Danh từ riêng: Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh…
Cụm danh từ là một tổ hợp nhiều từ do danh từ làm thành tố chính đi kèm với 1 số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thànhNhững con mèo mướp đang đùa nghịch với bươm bướm.
Động từ và cụm động từĐộng từ: là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật đã, đang hoặc sẽ diễn ra.Động từ thường làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu, bổ sung cho ngữ cảnh của câu thêm cụ thể.Đi, chạy, đứng, ăn…
Cụm động từ là tổ hợp những từ do động từ làm thành tốt chính với một số từ ngữ phụ thuộc vào nó tạo thànhEm gái tôi đang ngồi đọc sách ở thư viện.
Tính từ và cụm tính từTính từ là những từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái- Thường giữ vai trò làm vị ngữ, bổ ngữ hoặc chủ ngữ trong câuCao, thấp, béo, trắng, đen,long lanh, lấp lánh, hiền dịu…
Cụm tính từ: tổ hợp nhiều từ trong đó tính từ là thành tố chính.Chị tôi học rất chăm chỉ.
Số từLà những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật bằng số đếm và Thường làm phụ ngữ trong cụm danh từMột, hai, baBa con mèo
Lượng từLà những từ chỉ số lượng ít hay nhiều của sự vật. Thường làm phụ ngữ trong 1 cụm danh từNhững, các, vài ba, khoảng…
Chỉ từLà những từ chỉ sự vật trong không gian và thời gianNày, kia, nọ…
Đại từDùng chỉ người, hành động, tính chất hoặc dùng để hỏiTôi, tớ, ai…
Phó từLà những từ chuyên đi kèm với động từ để  bổ sung ý nghĩa cho động từ rõ ràng dễ hiểu hơn. Đã, sẽ, đang, vẫn…
Quan hệ từNhững từ biểu thị các ý nghĩa quan hệ: sở hữu, so sánh, nguyên nhân – kết quả giữa các bộ phận của câu và giữa các câu trong đoạn vănCủa, như, bởi…Cuốn sách của tôi đẹp hơn sách của bạn.
Trợ từLà những từ chuyên đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ, cách đánh giá đối với những sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.Nó ăn những hai bát cơm.=> Biểu thị “nó” ăn rất nhiều, nhiều hơn mức bình thường.
Cảm thán từLà những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đápDạ, vâng, ơi, chao ôi, trời ơi…
Tình thái từLà những từ được thêm vào câu để tạo thành các câu nghi vấn, đề nghị, cảm thán để biểu thị sắc thái tình cảm thái độ của người nói.Ạ, nhé, thế, nhỉ, nhờ.
Bảng từ loại
Các từ loại

2. Các thành phần câu

Tên bài họcNội dungVí dụ
Thành phần chínhLà những thành phần bắt buộc phải có mặt để cấu tạo câu hoàn chỉnh và diễn đạt trọn vẹn một ýPhân loại:Chủ ngữ là phần chính của câu, nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái… được miêu tả ở vị ngữ.Vị ngữ: là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi “ Làm gì? Như thế nào?”Tôi (CN) đi đến trường (VN)
Thành phần phụNhững thành phần không bắt buộc có mặt trong câu nhưng góp phần làm rõ nghĩa của câuPhân loại: – Trạng ngữ: biểu thị ý nghĩa về thời gian và địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra trong câu – Khởi ngữ: đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến câu.
Tôi đi học ở trường THCS Lý Tự Trọng.
Thành phần biệt lậpLà những thành phần không tham gia vào sự diễn đạt nghĩa của câu
– Thành phần tình thái: cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói tới trong câuHình như trời sắp mưa rồi. 
– Thành phần cảm thán để bộc lộ tâm lý của người nói.Chao ôi, chiếc khăn này đẹp quá.
– Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếpBạn ơi, ngày mai chúng mình đi xem phim tiếp nhé.
– Thành phần phụ chú: thêm vào câu đểBạn Nam bị ốm nên không đi học, mình nghĩ vậy.
Bảng thành phần câu
Tập làm văn

LUYỆN TẬP LÀM ĐỀ THI VĂN VÀO LỚP 10

Tập phân tích thành phần câu trong các ví dụ sau:

1. Hôm nay trời mưa rất to. Tôi đi theo bà ngoại ra đồng bắt cua. Trên đồng, những cơn gió lạnh ùa về, làm tôi rùng mình nhưng thật vui vì mùa đông đã đến.

2. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

3. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Em tôi nhìn theo thích thú. 

4. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy xa lạ chút nào.

(Tôi đi học, Thanh Tịnh)

5. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.

Trên đây là những kiến thức về phần câu và từ khi ôn thi vào lớp 10 môn Văn. Nắm vững được những kiến thức này sẽ giúp các bạn tự tin làm bài thi đạt điểm cao.