So sánh và tổng hợp những đặc trưng của văn học viết Việt Nam 

Đặc trưng của văn học viết Việt Nam là gì? Văn học viết khác gì văn học dân gian và có những tác phẩm tiêu biểu gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kiến thức này trong bài sau đây.

VĂN HỌC VIẾT LÀ GÌ? 

Văn học viết được hiểu là các sáng tác bằng chữ viết, được mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả. Văn học Việt Nam đã trải qua 3 thời kì lớn, phân chia theo thời gian sẽ là: 

  • Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại)
  • Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945
  • Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

Văn học viết tại Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng 3 loại chữ cơ bản là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

– Văn học viết chữ Hán gồm ba nhóm:

  • Văn xuôi tự sự: các thể loại truyện (sự tích, huyền thoại), kí, văn chính luận, tiểu thuyết chương hồi,
  • Thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc, thơ dự do
  • Văn biền ngẫu.

– Văn học chữ Nôm

  • Thơ: gồm các thể thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, ký (bút kí, tùy bút, phóng sự)
  • Văn biền ngẫu.

– Văn học chữ Quốc ngữ

  • Văn viết tự sự: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký
  • Trữ tình: thơ trữ tình và trường ca.
  • Kịch: kịch nói, kịch thơ…

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC VIẾT

 Lực lượng sáng tác

  • Là sáng tác tập thể, không có tác giả cụ thể
  • Là sáng tác của một hoặc một nhóm mang dấu ấn riêng

+ Cách thức lưu truyền

  • Truyền miệng từ đời này sang đời khác
  • Được lưu truyền dưới dạng chữ viết

+ Hình thức tồn tại

  • Gắn liền với các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày, trong đời sống xã hội
  • Là một tác phẩm cố định dưới dạng chữ viết, mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm

+ Vai trò, vị trí

  • Là nền tảng của văn học nước nhà
  • Là sự tiếp thu những cái mới, đồng thời kết hợp với cái hay, cái đẹp của văn học dân gian

+ Nội dung phản ánh

  • Do đặc trưng của văn học dân gian về lực lượng sáng tác, phương thức sáng tác nên nội dung của nó hướng đến đời sống dân dã. Đó là những vấn đề thiết thân, quen thuộc hằng ngày với nhân dân lao động, chẳng hạn qua thể loại ca dao – dân ca ta bắt gặp các chủ đề hết sức bình dị.
  • Thể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng của tác giả

+ Lịch sử hình thành và phát triển

  • Văn học dân gian: Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, nhận thức
  • Văn học viết: Ra đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn là văn học trung đại và văn học hiện đại

+ Cách phản ứng hiện thực:

  • Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh biểu tượng để phản ánh hiện thực….
  • Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật….

MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VIẾT NỔI TIẾNG TRONG SGK

– Văn học từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại)

Quốc âm thi tập, Truyện Kiều, thơ Nôm, Truyền kì mạn lục … => đây là những tác phẩm đều có yếu tố của tục ngữ, ca dao; mang nhiều yếu tố của truyền thuyết, cổ tích thần kỳ không có thật trong thực tế.

– Văn học từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945

 Truyện Tây Bắc – Tô Hoài…), Cảnh khuya, Rằm tháng giêng – Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, Tây Tiến – Quang Dũng, Bắc Sơn – Nguyễn Huy Tưởng,…)

– Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX.

Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ, Làng – Kim Lân, Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm; Tây Tiến – Quang Dũng; Đất nước – Nguyễn Đình Thi;

SO SÁNH VĂN HỌC VIẾT VÀ VĂN NÓI

Đặc điểmVăn học viếtVăn học dân gian
Lực lượng sáng tácLà sáng tác của một hoặc một nhóm, mang dấu ấn riêng của cá nhân người viếtLà sáng tác tập thể, có hoặc không có tác giả cụ thể
Cách thức lưu truyềnĐược lưu truyền dưới dạng chữ viết trên giấy, sách, báo, nhìn trực quan được bằng mắtTruyền miệng từ đời này sang đời khác, không được lưu giữ trên phương tiện nào ngoài trí nhớ vô hình
Hình thức tồn tạiLà một tác phẩm cố định bằng chữ viết, thường mang tính độc lập của một cá nhân hoặc một nhóm tác giảGắn liền với các hoạt động lao động sản xuất thực tiễn hàng ngày
Vai trò, vị tríLà sự tiếp thu những cái mới, phối kết hợp với những xu hướng, cái hay, cái đẹp của văn họcLà nền tảng cốt lõi của văn học nước nhà
Nội dung phản ánhThể hiện tâm tư, tình cảm, ước mơ mang nét riêng, độc đáo, sự khát vọng, phản ánh của tác giảNội dung thường hướng đến đời sống dân dã, quen thuộc với nhân dân lao động ví dụ như những bài ru, bài vè, bài ca dao…
Lịch sử hình thành và phát triểnRa đời vào thế kỉ 10, chia làm 2 giai đoạn chính là văn học trung đại và văn học hiện đại. Chỉ hình thành dưới dạng chữ viết có thể nhìn thấy.Ra đời từ khi con người bắt đầu có tiếng nói, có văn hóa, có nhận thức. Bất cứ lúc nào cũng có thể sáng tác.
Cách phản ứng hiện thực:Dùng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ, câu cú cần đảm bảo tính chính xác, tuân thủ một số quy định, quy chuẩn.Dùng lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng hình ảnh, biểu tượng để phản ánh hiện thực, không cần nhất nhất phải tuân thủ đúng theo quy định văn bản.

Bài viết trên là những kiến thức tổng hợp đặc trưng của văn học viết. Các bạn có thể tìm hiểu đọc thêm những tác phẩm văn học viết nổi tiếng trong từng thời kỳ để hiểu hơn về nền văn học viết độc đáo của Việt Nam.