Tóm tắt phần Nhạc lý trong môn Âm nhạc lớp 7

Môn Âm nhạc lớp 7 có nhiều chủ đề nhạc lý thú vị và quan trọng. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức về 4 chủ đề nhạc lý cho các bạn học sinh thuận tiện ôn tập. 

NHẠC LÍ: NHỊP

Nhịp (hay còn gọi là trường canh, tiết nhịp; tiếng Anh viết tắt là: bar, measure). Đây là những khoảng cách thời gian được chia đều trong một tác phẩm âm nhạc. 

Trong ký âm, nhịp được định ra bởi các vạch nhịp và các ô nhịp. Ô nhịp là một phần của khuông nhạc được xác định bởi số phách cho sẵn trước; mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Về hình thức, mỗi ô nhịp được giới hạn bởi các vạch nhịp.

Nhịp là gì?

NHẠC LÍ: CUNG VÀ NỬA CUNG – DẤU HÓA

Cung (step) & nửa cung (half step) được gọi là những đơn vị đo khoảng cách cao độ giữa các bậc âm thanh trong âm nhạc.

=> Trong 7 bậc cơ bản là Đô – rê – mi – fa – sol – la – si – đô có 2 khoảng cách nửa cung (ký hiệu: 1/2 – half) ở mi – fa và si – đo; khoảng cách giữa các bậc còn lại là 1 cung (whole).

– Khái niệm các nửa cung:

  • Nửa cung đồng: Là nửa cung giữa 2 nốt cùng tên
  • Nửa cung dị: Là nửa cung giữa 2 nốt khác tên.

– Trong hệ thống bình quân, quãng tám được chia chính xác thành 12 nốt. Khoảng cách giữa hai nốt kề nhau gọi là nửa cung. Các phím bất kỳ trên bàn phím này đều cách nốt liền trước và liền sau nó nửa cung.

– Một cung hoàn chỉnh bao gồm hai nửa cung. Tất cả các phím trắng được chen giữa bởi một phím đen, chúng cách đều nhau một cung khoảng cách. Những phím trắng không bị chia cách bởi phím đen thì cách nhau nửa cung. 

Khái niệm cung

– Dấu hóa được gọi là những ký hiệu có tác dụng thay đổi cao độ ban đầu của các nốt nhạc. Dấu hóa có 3 dấu cơ bản hiện nay là: Dấu thăng, dấu giáng, và dấu bình. Thông tin cụ thể như sau:

  • Dấu thăng (Ký hiệu: Sharp): có tác dụng là nâng cao độ của nốt nhạc lên nửa cung.
  • Dấu giáng (Ký hiệu: Flat): có tác dụng hạ cao độ của nốt nhạc xuống 1 nửa cung.
  • Dấu bình (Ký hiệu: Natural): có tác dụng trả nốt trở về cao độ ban đầu, làm mất đi tác dụng của dấu thăng và giáng, giọng hát sẽ trở về cao độ ban đầu.

NHẠC LÍ: SƠ LƯỢC VỀ QUÃNG

Quãng được hiểu là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm hoặc các nốt nhạc. Quãng là nhân tố quan trọng để hình thành các giai điệu và hòa âm trong âm nhạc. Người hát dựa vào quãng để thể hiện giai điệu theo các cao độ.

– Quãng hòa thanh (Ký hiệu: Harmonic interval): là cách 2 âm vang lên cùng một lúc. Âm trên gọi là âm ngọn, âm dưới gọi là âm gốc, chúng hòa vào nhau.

– Quãng giai điệu (Ký hiệu: Melodic interval): 2 âm vang lên tiếp nối nhau, một âm trước một âm sau liền mạch.

Khái niệm về quãng

– Hướng dẫn đọc tên quãng: 

  • Với quãng hòa thanh: đọc âm gốc trước liền sau đó là âm ngọn. 
  • Với quãng giai điệu: đọc âm phát ra trước rồi đến âm phát ra sau kèm với hướng chuyển động của quãng.

– Hướng dẫn xác định cung cho các quãng cơ bản (chỉ ở trong phạm vi quãng 8):

  • Quãng 1 đúng : 0 cung
  • Quãng 2 thứ : 0,5 cung
  • Quãng 2 trưởng : 1 cung
  • Quãng 3 thứ : 1,5 cung
  • Quãng 3 trưởng : 2 cung
  • Quãng 4 đúng : 2,5 cung
  • Quãng 4 tăng  :  3 cung
  • Quãng 5 giảm : 3 cung
  • Quãng 6 thứ : 4 cung
  • Quãng 6 trưởng ; 4,5 cung
  • Quãng 7 thứ : 5 cung
  • Quãng 7 trưởng : 5,5 cung
  • Quãng 8 đúng ( octave) : 6 cung

– Các mức độ của quãng thuận:

  • Hoàn toàn ( quãng rất thuận ) : quãng 1 đúng, 4 đúng, 5 đúng, 8 đúng
  • Không hoàn toàn: quãng 3 trưởng, 3 thứ, 6 trưởng, 6 thứ

– Các quãng nghịch bao gồm : 2 trưởng, 2 thứ, 7 trưởng, 7 thứ, các quãng tăng và giảm.

NHẠC LÍ: GAM TRƯỞNG – GIỌNG TRƯỞNG

Gam trưởng: Được gọi là hệ thống 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc  với nhau. Chúng hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung (phải tính được công thức này mới xác định được đâu là gam trưởng).

– Giọng trưởng: Các bậc âm trong gam trưởng được sử dụng để xây dựng giai điệu của một bài hát hoặc một bản nhạc nào đó được gọi là giọng trưởng.

Trên đây là những kiến thức tổng hợp về chủ đề nhạc lý môn Âm nhạc lớp 7. Chúc các bạn học môn âm nhạc thật thú vị và hiệu quả.