Kiến thức tiếng Việt: Trạng ngữ là gì? Cách sử dụng trạng ngữ

Trạng ngữ là gì? Trạng ngữ là kiến thức cơ bản trong tiếng Việt, đặc biệt là tiếng Việt cấp 1. Tuy nhiên trạng ngữ có nhiều loại và không phải bạn học sinh nào cũng nắm vững và sử dụng đúng khi làm bài tập. Bài đọc hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp toàn bộ những kiến thức về chủ đề này cho các bạn tiện theo dõi và ôn tập.

TRẠNG NGỮ LÀ GÌ?

Trạng ngữ được gọi là một thành phần phụ của câu, chúng có mục đích bổ sung thêm ý nghĩa cho thành phần chính (chủ ngữ/vị ngữ)/ Đây là bộ phận của câu giúp người nói/ người nghe diễn tả/xác định/hiểu được các thông tin về thời gian, nơi chốn, nguyên nhân,… của sự việc nêu trong câu.

Nói cách khác, Trạng ngữ là bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu ?, Vì sao ?. 

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Khi nào? được gọi là trạng ngữ chỉ thời gian.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu?  được gọi là trạng ngữ chỉ nơi chốn.

+ Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Vì sao? được gọi là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

VỊ TRÍ CỦA TRẠNG NGỮ

Một câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ và không cần chỉ có 1 trạng ngữ duy nhất.

– Vị trí của trạng ngữ: chúng có thể đứng đầu câu, cuối câu và giữa câu (tuy nhiên vẫn chỉ là 1 thành phần phụ trong câu). Một số trạng ngữ có thể đổi vị trí cho nhau mà không làm mất đi ý nghĩa của câu.

Ví dụ:

+ Trạng ngữ đứng đầu câu: Ngày 15/8 tôi có lịch đi công tác tại Hàn Quốc. 

+ Trạng ngữ đứng giữa câu: Tôi đi Nha Trang rất vui vẻ.

+ Trạng ngữ đứng cuối câu: Muôn hoa đua nở trong vườn.

– Về hình thức: trạng ngữ thường được ngăn cách với thành phần chính bởi dấu phẩy.

PHÂN LOẠI TRẠNG NGỮ

– Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

Là thành phần xác định nơi chốn diễn ra sự việc nêu đến trong câu. Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi ở đâu?

Ví dụ: Trên cây, có mấy chú chim đang miệt mài hót líu lo

=> Trạng ngữ là “Trên cây”, chỉ nơi chốn của những chú chim. 

– Trạng ngữ chỉ thời gian:

Là thành phần phụ của câu xác định thời gian diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian trả lời cho 4 câu hỏi: Bao giờ? Khi nào? Mấy giờ?. Lúc nào?

Ví dụ: Mùa xuân, chúng em có các hoạt động trồng cây rất ý nghĩa.

=> Trạng ngữ là “Mùa xuân”, chỉ thời gian các bạn học sinh trải nghiệm hoạt động trồng cây.

– Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

Là thành phần phụ của câu xác định nguyên nhân của sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân trả lời cho câu hỏi: Vì sao? Nhờ đâu ? Tại sao? Tại sao?

Ví dụ: Vì mưa nên đường rất lầy lội và nhiều bùn đất.

=> Trạng ngữ là “Vì mưa”, diễn tả nguyên nhân khiến đường lầy lội và nhiều bùn đất.

– Trạng ngữ chỉ mục đích:

Là thành phần phụ của câu xác định mục đích diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì? Vì cái gì? 

Ví dụ: Để đạt học sinh tiên tiến, Bạn Hà đã cố gắng học tập suốt 2 tháng trời.

=? Trạng ngữ là “Để đạt học sinh xuất sắc”, diễn tả mục đích học tập chăm chỉ của bạn Hà.

– Trạng ngữ chỉ phương tiện

Là thành phần phụ của câu xác định phương tiện, phương pháp, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu. Trạng ngữ chỉ phương tiện trả lời cho câu hỏi: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Chúng tôi sẽ đi phượt bằng xe máy.

=> Trạng ngữ là “xe máy”, chỉ phương tiện di chuyển của đối tượng khi đi phượt. 

PHÂN BIỆT TRẠNG NGỮ VỚI CÁC THÀNH PHẦN KHÁC

1. Phân biệt trạng ngữ và vị ngữ phụ

Vị ngữ phụ được hiểu là các từ, cụm từ đóng vai trò là vị ngữ của câu bên cạnh vị ngữ chính, mục đích là bổ nghĩa thêm cho câu rõ ràng, chi tiết hơn. Vị trí: ở ngay sau vị ngữ chính.

– Điểm giống nhau: 

  • Đều là thành phần phụ của câu và không bắt buộc 100% phải có mặt trong câu, thiếu chúng câu vẫn có những ý nghĩa nhất định. Các trạng ngữ và vị ngữ phụ có thể được lược bỏ, không xuất hiện trong câu.
  • Dùng để bổ sung ý nghĩa nòng cốt cho một câu văn/câu nói, việc thêm các thành phần này sẽ cho câu được giải thích tường tận, rõ ràng cho phần vị ngữ phía sau.

– Điểm khác biệt:

  • Chỉ vị ngữ phụ mới có thể kết hợp với chủ ngữ để tạo thành câu hoàn chỉnh, còn trạng ngữ nếu chỉ kết hợp với chủ ngữ thì sẽ không thể tạo ra một câu hoàn chỉnh được (vì thiếu đi vị ngữ).
  • Vị ngữ thể hiện được tình huống, sự kiện chính xảy ra trong câu, còn trạng ngữ lại diễn tả cái xảy ra hay nêu lên một tình huống, sự kiện diễn ra trong câu. Vị ngữ phụ dù là thành phần phụ nhưng vị ngữ phụ vẫn nêu lên được tình huống trong nội dung của câu.

2. Phân biệt trạng ngữ và chủ ngữ

Trạng ngữ và chủ ngữ không có điểm nào giống nhau. Chúng có một số điểm khác nhau như sau:

– Trạng ngữ có thể lược bỏ trong câu, có hay không có không quá quan trọng bởi câu chỉ cần có đủ chủ ngữ + vị ngữ đã là 1 câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên chủ ngữ phần lớn là không được lược bỏ. Bởi nếu lược đi chủ ngữ, câu chỉ có trạng ngữ + vị ngữ sẽ không diễn đạt được ý nghĩa hoàn chỉnh.

Ví dụ: Vào mùa xuân, hoa đào nở nhiều. 

=> Trạng ngữ là “mùa xuân” nếu được lược bỏ, câu văn trên vẫn thể hiện được ý diễn đạt hoa đào nở.

=> Chủ ngữ là “hoa đào” nếu lược bỏ đi câu văn chỉ còn lại: Vào mùa xuân, nở nhiều => không hoàn chỉnh, thiếu ý nghĩa, rời rạc. 

– Trong một số trường hợp, trạng ngữ và chủ ngữ có cùng nội dung ngữ nghĩa, nhưng cần phải phân biệt thật rõ ràng hai loại thành phần này trong câu. 

Trạng ngữ là gì?

3. Phân biệt trạng ngữ với một số thành phần khác

– Trạng ngữ có tính linh hoạt, thay đổi ở nhiều vị trí, có thể ở các vị trí khác nhau trong câu (đầu câu, giữa câu và cuối câu). Các yếu tố có tác dụng liên kết câu như quan hệ từ cũng có khả năng cải biến vị trí, tuy nhiên phạm vi cải biến thường là ở đầu câu hoặc đứng sau chủ ngữ, phần cuối câu không có trong phạm vi cải biến vị trí.

– Các trạng ngữ biểu thị địa điểm, thời gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…, là thành phần phụ bổ sung nghĩa cho cặp chủ – vị trong câu. Ngược lại, các yếu tố liên kết là thành phần đóng vai trò chính, là liên kết các thành phần câu cũng như liên kết giữa các câu trong một đoạn văn.

BÀI TẬP THỰC HÀNH TRẠNG NGỮ

1. Xác định trạng ngữ trong những câu văn sau.

– Ngày mai, lớp tôi đi du lịch tại Quảng Ninh bằng xe khách.

Buổi sáng hôm ấy, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho ai biết trước.

– Tại Hoa mà tổ tôi không được giấy khen.

– Mấy hôm trước, trời mây xám xịt, mưa ngâu rả rích, đường lầy lội.

– Một mùa xuân tươi đẹp lại về. Từ những cành cây khẳng khiu, xám xịt, những mầm non xanh mởn đã nhú lên.

– Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về.

– Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về những câu chuyện cổ tích xa xưa.

– Bên bờ biển, anh họa sĩ vừa vẽ tranh vừa nghe nhạc.

– Nhật Bản được gọi là xứ sở hoa Anh đào.

– Hàn Quốc là cái nôi đào tạo ra những idol kpop nổi tiếng, có nhan sắc và tài năng.

2. Thêm những trạng ngữ chỉ nguyên nhân, thời gian và nơi chốn để hoàn thành những câu văn sau.

Bài tập thực hành cho phần trạng ngữ

a) ………………………., xe cộ đi lại rất đông đúc. 

b) …………………………, các bạn học sinh chạy nhảy tung tăng như chim sổ lồng. 

c)…………………………, những bông hoa mướp vàng tươi nhìn rất đẹp. 

d) .……………………….., là giờ tan làm của dân văn phòng.

e) …………………………, học sinh Hà Nội phải nghỉ học.

f) …………………………, sân trường lúc nào cũng được quét dọn sạch sẽ.

g) Các bạn học sinh thường tổ chức tiệc chia tay (tốt nghiệp cấp 3) vào ………………………….

Trên đây là những kiến thức tiếng Việt với chủ đề: Trạng ngữ là gì. Hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin và bài học hữu ích cho các bạn học sinh. Hãy lưu lại website để đón đọc thêm nhiều bài học bổ ích nữa nhé!