Chủ đề: Tính khử là gì? Bài tập thực hành 

Tính khử là gì? Đây là một chủ đề rất quan trọng nằm trong chương trình Hóa học lớp 10 được nhiều bạn học sinh quan tâm. Hiểu rõ bản chất của tính khử sẽ giúp các bạn làm được nhiều dạng bài tập cơ bản đến nâng cao đặc biệt là tự tin hơn khi tham gia các kỳ thi kiểm tra, đánh giá. Sau đây là những kiến thức cơ bản.

TÍNH KHỬ – PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ LÀ GÌ?

– Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học, trong đó có sự chuyển electron giữa các chất trong phản ứng. Định nghĩa khác: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Hiểu đơn giản nhất: Phản ứng Oxi hóa khử là phản ứng trong đó xảy ra đồng thời sự Oxi hóa và sự Khử.

– Chất khử (chất bị oxh) là chất nhường electron. Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất

Ví dụ: CuO + H2 → Cu + H2O => Trong PTHH trên, ta thấy H đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H chiếm oxi của CuO.

– Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác.

– Chất oxi hóa là đơn chất oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác.

Ví dụ 1: CuO + H2 Cu + H2O

 – Ta có: Chất khử là: H2 và chất Oxi hóa là CuO

* Ví dụ 2: Mg + CO2 MgO + C

– Ta có: Chất khử là: Mg và chất Oxi hóa là CO2

Oxi hóa khử là gì?

CÁC BƯỚC LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC OXI HÓA KHỬ

Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố có trong bài để tìm chất oxi hoá và chất khử.

Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình trong 2 vế.

Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất oxi hóa và chất khử sao cho tổng số electron cho bằng tổng số electron nhận => Đây chính là bước cân bằng phương trình.

Bước 4: Đặt hệ số của các chất oxh và khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số các chất khác. Bước cuối kiểm tra cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố và cân bằng điện tích hai vế để hoàn thành PTHH.

PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ CÓ Ý NGHĨA GÌ?

– Phản ứng oxi hóa – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên:

Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khác đều có cơ sở là các phản ứng oxi hóa – khử.

– Ngoài ra: Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin và trong acquy đều bao gồm sự oxi hóa và sự khử.

Hàng loạt quá trình sản xuất như luyện kim, chế tạo hóa chất, chất dẻo, dược phẩm, phân bón hóa học, … đều không thực hiện được nếu thiếu các phản ứng oxi hóa – khử.

Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử

BÀI TẬP VỀ TÍNH KHỬ, PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ

Bài 1. Dẫn khí CO dư qua ống đựng bột một oxit sắt (FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84 gam sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của FexOy.

Bài 2: Có 18 gam hỗn hợp 2 khí CO và CO2 chiếm thể tích 11,2 lít (đktc). Xác định thể tích khí CO sau khi cho 18 gam hỗn hợp khí này qua than nóng đỏ (phản ứng hoàn toàn).

Bài 3: Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là :

A. Cu, Fe, ZnO, MgO.      B. Cu, Fe, Zn, Mg.   

C. Cu, Fe, Zn, MgO.          D. Cu, FeO, ZnO, MgO.

Bài 4:  Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm.

A. MgO, Fe3O4, Cu.     B. MgO, Fe, Cu.     C. Mg, Fe, Cu.     D. Mg, Al, Fe, Cu.

Bài 5: Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al2O3 nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là

A. 0,8 gam.      B. 8,3 gam.      C. 2,0 gam.          D. 4,0 gam.

Hy vọng bài viết Chủ đề: Tính khử là gì? Bài tập thực hành sẽ giúp các bạn học sinh lớp 10 học tốt môn Hóa và đạt điểm cao trong các kỳ thi đánh giá, thực hành.