Bazơ không tan là gì? Hướng dẫn giải bài tập về bazơ không tan

Bazơ không tan là gì, có những đặc điểm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn giải các bài tập về bazơ không tan.

ĐỊNH NGHĨA BAZƠ LÀ GÌ?

Bazơ là những hợp chất hóa học mà trong phân tử gồm có nguyên tố kim loại liên kết với gốc -(OH). Bazơ có thể tồn tại ở trạng thái rắn hoặc trạng thái dung dịch nếu như bazơ được hòa tan trong dung môi.

Chúng ta có thể chia bazơ thành 2 loại là bazơ tanbazơ không tan.

  • Bazơ tan được trong nước gồm bazơ của kim loại nhóm IA, IIA hay chính là những bazơ của kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ như: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2. 
  • Bazơ không tan là những bazơ còn lại ví dụ như Mg(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3 . .

ĐẶC ĐIỂM CỦA BAZƠ KHÔNG TAN

1. Bazơ tác dụng với dung dịch axit.

Hầu hết bazơ không tan và bazơ tan đều tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước. 

=> Phản ứng giữa bazơ và axit trong Hóa học được gọi là phản ứng trung hòa.

Ví dụ: 

KOH + HCl ➝ KCl + H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 ➝ CuSO4 + H2O

Al2O3 + HCl ➝ AlCl3 + H2O

NaOH + HCl → NaCl +  H 2 O

Lưu ý: Những phản ứng hóa học có bazơ kết quả đều tạo thành nước và 1 chất muối tương ứng với chất ban đầu.

2. Bazơ không tan bị tác động nhiệt sẽ phân hủy

Bazơ không tan mới bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao để tạo thành oxit tương ứng và hơi nước. Ngược lại, bazơ tan sẽ không bị nhiệt phân.

Ví dụ: 

Cu(OH)2 (t°) → CuO + H2O

Fe(OH)2 (t°) → FeO + H2O

MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ  BÀI TẬP BAZƠ KHÔNG TAN (sưu tầm)

Bài 1: Dùng dung dịch Ca(OH)2, làm thế nào để nhận biết được 3 loại phân bón: KCl, NH4NO3, Ca(H2PO4)2.

Lời giải chi tiết: 

Để phân biệt được 3 loại phân bón trên, chúng ta sẽ cho 3 loại phân bón vào 3 ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2 được đun nóng nhẹ

=> Ống nghiệm có khí mùi khai bay ra là NH4NO3:

Ca(OH)2 + 2NH4NO3→Ca(NO3)2 + 2NH3  +H2O

=> Ống nghiệm có kết tủa trắng là Ca(H2PO4)2

Ca(OH)2 + Ca(H2PO4)2→Ca3(PO4)3  + 4H2O

=> Ống không có hiện tượng gì là KCl

Bài 2: Có những bazơ sau: Mg(OH)2, KOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào

  1. a) Tác dụng được với với dung dịch HCl.                  b) Bị nhiệt phân hủy.
  2. c) Tác dụng được CO2.                                          d) Đổi màu quỳ tím. thành xanh.

Lời giải chi tiết: 

a) Tất cả các bazơ đều tác dụng với axit HCl:

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O

KOH + HCl → KCl +  H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2.

b) Chỉ có Mg(OH)2 là bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy:

Mg(OH)2 → MgO + H2O

c) Những bazơ tác dụng với CO2 là KOH và Ba(OH)2.

KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O

d) Những bazơ đổi màu quỳ tím thành màu xanh là KOH và Ba(OH)2.

Bài 3. Để nhận biết các bazơ HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng cách nào? Đâu là bazơ không tan?

Hướng dẫn chi tiết:

Để phân biệt các chất này, chúng ta hãy sử dụng quỳ tím:

– Quỳ tím chuyển sang màu đỏ → HCl.

– Quỳ tím chuyển sang màu xanh → NaOH. 

– Quỳ tím không đổi màu → MgSO4

=> Bazơ không tan sẽ không làm đổi màu quỳ tím => MgSO4 là bazơ không tan.

Bài 4: Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước là

 A. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2

 B. Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH

 C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2

 D. Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2

Hướng dẫn chi tiết:

Đáp án: A

Bởi vì Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 là các bazơ không tan nên bị nhiệt phân hủy.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ được tính chất hóa học của bazơ tan và bazơ không tan.  Ngoài bazo, trong hóa học còn rất nhiều chất khác. Điều bạn cần làm là hãy chăm học, nhớ chắc lý thuyết kết hợp với việc thường xuyên làm các dạng bài tập liên quan để nhanh chóng nắm được các chủ đề hóa học. Chúc bạn học tốt.