Động lực học tập, bạn đã có phương pháp cho mình chưa?
Học tập luôn là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng hào hứng, say mê để học tập. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng học và ôn thi đang trở nên quá tải khiến cho nhiều bạn cảm thấy chán nản. Vậy, làm thế nào để khơi lại hứng thú, tạo động lực học tập. Hãy cùng làm theo các phương pháp sau đây nhé.
Xác định rõ mục tiêu để tạo động lực học tập cần thiết
Học tập không có mục tiêu sẽ khiến bạn không có định hướng và không tập trung. Nên việc đặt ra mục tiêu không chỉ giúp cho bản thân ở hiện tại mà còn hỗ trợ cho tương lai. Mục tiêu của mỗi người có thể giống hoặc khác nhau, ví dụ như đậu đại học, có công việc tốt, trở thành một người thành đạt hay đơn giản chỉ là qua môn học. Khi đã có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ cố gắng kiên trì để theo đuổi nó và chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng.
Sắp xếp góc học tập
Một không gian học tập gọn gàng sẽ tạo động lực và sự hứng thú để bạn bắt tay vào việc học. Nhưng không có nghĩa là góc học tập của bạn cần phải hoành tráng, sang trọng. Mục tiêu hướng tới ở đây là một góc học tập sạch sẽ, thoáng mát, ngăn nắp tạo cảm giác thoải mái cho việc học.
Viết nhật ký
Việc viết nhật ký sẽ giúp cho đầu óc bạn trở nên thoải mái. Viết nhật ký là một cách để bạn tâm sự, giải tỏa căng thẳng. Viết ra những điều tích cực sẽ giúp tâm trạng của bạn đi theo hướng tích cực, còn những điều tiêu cực sẽ giúp bạn cảm giác như được chia sẻ, nỗi buồn sẽ bớt dần.
Ngoài ra, việc viết nhật ký còn giúp bạn theo dõi được lịch trình công việc hàng ngày. Từ đó có thể dễ dàng thay đổi, điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu mà bạn đã đặt ra.
Dành thời gian cho bản thân
Sau những khoảng thời gian mệt mỏi, hãy dành riêng cho bạn một khoảng lặng để lắng nghe cảm xúc của bản thân mình. Hãy sống chậm lại, nghĩ thoáng đi, tránh xa những hoạt động không có lợi. Hãy dành thời gian để tham gia các hoạt động ngoài trời, về thăm gia đình hay đơn giản chỉ là đi bộ xung quanh nhìn ngắm thế giới. Bạn sẽ quên hết đi phiền muộn, làm mới lại bản thân.
Đặt những câu hỏi về những vấn đề mà bạn chưa nắm rõ
Trong quá trình học tập, sẽ có những lúc chúng ta không thể nắm bắt hết kiến thức cũng như gặp khó khăn khi giải các bài tập. Khi đó, bạn cần phải chủ động tìm tới những quyển sách tham khảo hay nhờ sự trợ giúp từ phía thầy cô, bạn bè để quá trình học tập diễn ra suôn sẻ. Đừng tự tạo áp lực cho bản thân mình, khi đó bạn sẽ cảm thấy rất chán nản khi học tập.
Hạn chế để những thứ xung quanh làm ảnh hưởng việc học tập
Bạn dễ mất tập trung bởi những yếu tố như: lướt facebook, xem video, chơi game, nói chuyện với bạn bè khi đang học… Những yếu tố này rất khó để loại bỏ, nên bạn phải học cách để hạn chế hết mức và ưu tiên cho việc học.
Thiết lập chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh việc học thì một chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu như chỉ học mà không nghỉ ngơi, bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi dẫn đến không còn sức để tiếp thu kiến thức. Bạn có thể sẽ gặt hái được nhiều thành công khi sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần đạt đến mức tối đa. Điều đó có được khi bạn có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học, phù hợp. Bạn có thể lập cho mình một thời gian biểu để sắp xếp thời gian học, chơi hợp lý, loại bỏ những yếu tố gây nhiều trong thời gian học.
Kết hợp vừa học vừa chơi
Ngoài việc học trên sách, bạn có thể tìm hiểu những website về học tập để thay đổi không khí. Hiện nay, có rất nhiều bài giảng và đề thi ôn tập mà các bạn có thể tham khảo với rất nhiều lĩnh vực, môn học như toán lớp 12, toán lớp 11, ngữ văn lớp 11… Bạn sẽ cảm thấy việc học không chỉ là việc cặm cụi vào sách vở nữa.
Vậy bây giờ bạn đã biết cách để tạo động lực học tập cho bản thân chưa. Hãy tiếp tục thực hiện mục tiêu, kiên trì theo đuổi, chắc chắn bạn sẽ thực hiện được những điều mà bạn mong muốn. Chúc các bạn thành công.